Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng

Hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng

MỞ ĐẦU

 

Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, ma túy đã và đang là đại dịch nguy hiểm để lại những hậu quả khôn lường cho sự phát triển của toàn nhân loại. Vấn đề ma túy hiện nay trở thành mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tình hình sử  dụng ma túy vẫn diễn biến phức tạp, bất chấp các nỗ lực kiểm soát ma túy. Theo báo cáo về tình hình ma túy Thế giới năm 2012 của chương trình kiểm soát tội phạm và ma túy của Liên Hợp Quốc (UNODC), ước tính năm 2010 trên toàn cầu có 230 triệu người sử dụng ma túy. Tình trạng sản xuất và sử dụng ma túy đang gia tăng đe dọa nghiêm trọng trật tự an toàn xã hội và sức khỏe cộng đồng tại các quốc gia trên Thế giới, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, công tác phòng chống ma túy nói chung và điều trị nghiện nói riêng, đặc biệt vấn đề tái nghiện và tái hòa nhập xã hội luôn là những thách thức đòi hỏi sự  nỗ lực của người nghiện, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma túy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách và chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống ma túy. Trải  qua 5  năm thực hiện Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma  túy đến năm 2010 cho  thấy nhờ triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp, công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều  lĩnh  vực: Nhận thức về tác hại của tệ nạn ma túy và trách nhiệm đối với công tác phòng chống ma túy của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những chuyển biến tích cực góp phần từng bước kiềm chế tệ nạn ma túy; đẩy mạnh Công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy; công tác quản lý và hỗ trợ người nghiện ma túy được nâng cao. Tuy nhiên, trong công tác này chúng ta còn gặp không ít khó khăn, những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu, cụ thể: chúng ta đã áp dụng nhiều hình thức, mô hình tổ chức can thiệp, trợ giúp cho người nghiện ma túy nhưng kết quả không được như mong muốn; tỷ lệ tái nghiện 90

– 95%, công tác truyền thông còn dàn trải, bề nổi; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng chưa đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt nhu cầu của người nghiện chưa được đáp ứng và thiết thực. Điều đó đặt ra câu hỏi: Chúng ta phải hỗ trợ người nghiện như thế nào để họ từ bỏ hoàn toàn ma túy?  Phương thức hỗ trợ nào được coi  là hiệu quả và ứng dụng cao trong công tác trợ giúp cai nghiện cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng? Để giải quyết vấn đề đó, đòi hỏi sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, trong đó có ngành Công tác xã hội.

Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, với mục đích đẩy lùi hiểm họa từ ma túy và hỗ trợ cho người sử dụng ma túy, một số địa phương trên cả nước  đã và đang áp dụng mô hình Điều trị ma túy tại cộng đồng có sự tham gia hỗ trợ của các nhân viên xã hội nhằm nâng cao hiệu quả và khắc  phục những điểm chưa phù hợp từ hình thức cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, thuộc Bộ Lao động- Thương binh và xã hội. Qua đó, khuyến khích người nghiện tự cai nghiện; hỗ trợ cho công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thành phố Nam Định)”

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment