HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
Nguyễn Thị Thu An*, Trương Thị Thùy Dung*, Trịnh Thị Hoàng Oanh*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Hoạt động thể lực (HĐTL) trong thời kỳ mang thai đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, tỷ lệ HĐTL trong thai kỳ trên thế giới được báo cáo rất thấp. Bởi vì phần lớn phụ nữ lựa chọn giảm HĐTL và tăng thời gian nghỉ ngơi khi phát hiện mang thai.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ HĐTL đủ theo khuyến nghị Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang này tiến hành trên 365 phụ nữ mang thai – đến khám tại bệnh viện Hùng Vương. Các yếu tố cá nhân, các yếu tố gia đình – xã hội, các yếu tố môi trường của họ được ghi lại và Bảng câu hỏi hoạt động thể lực khi mang thai (PPAQ) được sử dụng để đánh giá mức độ HĐTL của họ trong thời kỳ mang thai. Các yếu tố liên quan đến HĐTL đủ theo khuyến nghị ACOG được xác định bằng hồi quy đa biến Poisson và điều chỉnh gây nhiễu.
Kết quả: Hoạt động việc nhà (55,3%) và hoạt động cường độ nhẹ (72,2%) đại diện phần lớn của hoạt động trong thời kỳ mang thai. Chỉ có 17,3% phụ nữ mang thai đáp ứng HĐTL theo hướng dẫn ACOG (ít nhất 150 phút mỗi tuần cho hoạt động cường độ vừa). Thông tin hướng dẫn tập thể dục thai kỳ từ nhân viên y tế, thói quen tập thể dục trước khi mang thai là những yếu tố liên quan có ý nghĩa với HĐTL đủ theo hướng dẫn ở phụ nữ mang thai.
Kết luận: Rất ít phụ nữ mang thai đáp ứng HĐTL theo hướng dẫn ACOG. Các phát hiện nhấn mạnh sự cần thiết của hệ thống chăm sóc tiền sản và nhân viên y tế để khuyến khích phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và thai phụ hướng đến một lối sống năng động theo khuyến nghị.
Hoạt động thể lực (HĐTL) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào một trong chín nội dung y tế quan trọng được đặt ra để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây(1). HĐTL ở phụ nữ mang thai (PNMT) đóng vai trò quan trọng. Nhiều nghiên cứu chứng minh HĐTL đầy đủ giúp giảm 31% nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, 43% nguy cơ tiền sản giật, 44% các triệu chứng trầm cảm sau sinh, tăng chỉ số phát triển thần kinh ở trẻ gấp 1,51 lần so với thiếu HĐTL.
HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG