hời gian chờ khám bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2019
Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thời gian chờ khám bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2019.Một trong những vấn đề trăn trở trong nhiều năm qua của ngành Y tế Việt Nam là phải giải quyết căn bản tình trạng quá tải khám chữa bệnh (KCB) tại một số bệnh viện, đặc biệt là tuyến tỉnh và trung ương. Các bằng chứng khoa học cho thấy, tỷ lệ sử dụng giường bệnh cao quá quy định, bệnh nhân (BN) quá đông sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, cụ thể là sẽ dẫn tới nguy cơ không bảo đảm chất lượng KCB và sự an toàn cho người bệnh; Kéo dài thời gian (TG) chờ đợi của người bệnh, TG dành cho bác sĩ (BS) khám bệnh ít đi, làm giảm sự hài lòng của người bệnh [4]. Như vậy muốn nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì cần tăng TG được khám bệnh, giảm TG chờ của người bệnh, hướng đến sự hài lòng của người bệnh, đó cũng là xu hướng phát triển chung của các bệnh viện hiện nay.
Tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm (ĐKTT) Tiền Giang theo số liệu năm 2018 mỗi ngày khoa khám bệnh (KKB) phải tiếp nhận và khám trung bình 2200 lượt BN trong khi khoa hiện có 27 bàn khám với khoảng từ 25 đến 27 BS khám mỗi ngày, tương đương mỗi bàn khám/BS khám trung bình 80 BN/ngày. Trong khi các qui định hiện hành của Bộ Y tế, bao gồm Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22 tháng 4 năm 2013[3] ban hành qui trình khám bệnh tại KKB gồm 4 bước, nhằm cải tiến các qui trình cũ để rút ngắn TG KCB và Thông tư 15/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 5 năm 2018 qui định tại các cơ sở y tế, mỗi bàn khám/BS chỉ được khám 65 lượt BN/ngày[5]. Chính vì vậy, Bệnh viện ĐKTT Tiền Giang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đủ nhu cầu KCB cho người dân và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến TG chờ khám bệnh ngoại trú của NB. Ngày 18 tháng 11 năm 2018 Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí đánh giá đánh giá chất lượng bệnh viện phiên bản 2.0, theo đó tiêu chí A1.3 “Bệnh viện cần tiến hành cải tiến qui trình KCB, đáp ứng sự hài lòng NB”[8], mà TG chờ khám bệnh là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng. Theo kết quả kiểm tra đánh giá của Sở Y tế Tiền Giang về quản lý chất lượng năm 2018 bệnh viện ĐKTT Tiền Giang đạt mức điểm về TG chờ và các yếu tố ảnh hưởng đến TG chờ khám bệnh là 4.0/5.0 điểm [9]. Số liệu này cho thấy cần cải tiến và tác động vào TG chờ để giảm đến mức thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp dịch vụ KCB chất lượng, hiệu quả cho BN.
Từ thực trạng cấp bách hiện nay, cần những giải pháp khắc phục kịp thời nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng KCB cho người dân trong tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là giảm TG chờ khám bệnh. Hơn nữa, năm 2018 Bệnh viện ĐKTT Tiền Giang được nâng hạng lên bệnh viện hạng I, do vậy vấn đề nâng cao chất lượng phục vụ cho người bệnh, trong đó rút ngắn TG chờ khám bệnh của BN nhằm làm tăng sự hài lòng là vô cùng thiết yếu.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thời gian chờ khám bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2019”. Qua đó chúng tôi muốn giúp phần nào cho Lãnh đạo Bệnh viện có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này từ đó đưa ra các kế hoạch hành động phù hợp nhằm nâng cao chất lượng KCB tại đơn vị trong tình hình quá tải như hiện nay.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân đến khám tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân tại khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2019.
MỤC LỤC II
DANH MỤC BẢNG V
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VI
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VII
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Một số vấn đề chung 4
1.1.1. Khái quát về thời gian chờ khám bệnh 4
1.1.2. Khám bệnh và qui trình khám bệnh 4
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám bệnh của người bệnh 13
1.2. Các nghiên cứu có liên quan đề tài 17
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước 17
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước: 17
1.3. Giới thiệu tóm tắt về địa bàn nghiên cứu 19
1.3.1. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang 19
1.3.2. Một số thông tin về Khoa Khám bệnh, BVĐKTT Tiền Giang 20
1.4. Khung lý thuyết 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu 25
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 25
2.3. Thiết kế nghiên cứu 25
2.4. Cỡ mẫu 26
2.5. Phương pháp chọn mẫu 26
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 27
2.6.1. Công cụ thu thập số liệu 27
2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu 27
2.7. Các biến số nghiên cứu 29
2.7.1. Cấu phần định lượng 29
2.7.2. Cấu phần định tính 31
2.8. Phương pháp phân tích số liệu 31
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục 31
2.10. Đạo đức của nghiên cứu 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 33
3.1.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 33
3.1.2. Đặc điểm khám bệnh của bệnh nhân 34
3.1.3. Phân bố lượng bệnh nhân các phòng khám 35
3.1.4. Thời gian chờ khám theo ngày trong tuần (N=278) 36
3.1.5. Lượt KCB theo các ngày trong tuần tại Khoa Khám bệnh (n= 96632) trong khoảng thời
gian từ tháng 3 đến hết tháng 6 năm 2019 36
3.1.6. Lượt KCB theo các tuần trong tháng tại Khoa khám bệnh trong khoảng thời gian từ
tháng 3 đết hết tháng 6 năm 2019 37
3.2. Thời gian chờ khám 37
3.2.1. Thời gian chờ khám theo từng giai đoạn 37
3.2.2. Thời gian chờ cận lâm sàng 38
3.2.3. So sánh thời gian chờ theo khuyến nghị của Bộ Y tế 39
3.2.4. Thời gian chờ theo hình thức khám bệnh 40
3.3. Các yếu tố liên quan đến thời gian chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh,
Bệnh viện ĐKTT Tiền Giang 41
3.3.1. Yếu tố thuộc về người bệnh 41
3.3.2. Yếu tố thuộc về nguồn lực cán bộ y tế 43
3.3.3. Yếu tố thuộc về bệnh viện 46
3.3.4. Yếu tố thuộc về chính sách 51
3.3.5. Yếu tố về quy trình khám bệnh 52
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 56
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 56
4.2. Thời gian chờ khám 57
4.2.1. Thời gian chờ khám theo từng giai đoạn 57
4.2.2. Thời gian chờ cận lâm sàng 58
4.2.3. So sánh Thời gian chờ theo khuyến nghị của Bộ Y tế 58
4.2.4. Thời gian chờ theo hình thức khám bệnh 59
4.3. Các yếu tố liên quan đến thời gian chờ khám bệnh tại Khoa Khám bệnh,
Bệnh viện ĐKTT Tiền Giang 60
4.3.1. Yếu tố thuộc về người bệnh’. 60
4.3.2. Yếu tố thuộc về cán bộ y tế 61
4.3.3. Yếu tố thuộc về bệnh viện 61
4.3.4. Yếu tố thuộc về chính sách 62
4.3.5. Yếu tố về quy trình khám bệnh 63
4.3.6. Phân tích làm rõ yếu tố nào làm ảnh hưởng nhất đến thời gian chờ của người bệnh 65
4.4. Hạn chế của nghiên cứu 66
KẾT LUẬN 4|||b” 68
5.1. Thời gian chờ khám trung bình 68
5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian chờ khám bệnh 68
KHUYẾN NGHỊ 69
6.1. Đối với lãnh đạo bệnh viện 69
6.2. Đối với cán bộ quản lý khoa khám 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 74
Phụ lục 1: PHIẾU KHẢO SÁT THỜI GIAN KHÁM BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN ĐKTT TIỀN GIANG NĂM 2019 74
Phụ lục 2: Hướng dẫn đánh giá 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện tại khoa
Khám bệnh 77
Phụ lục 3: PHỎNG VẤN LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN VÀ CÁC KHOA PHÒNG80 Phụ lục 4: PHỎNg vấn nhân viên Y tế 81
Phụ lục 5: PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH 82
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin chung đối tượng nghiên cứu 43
Bảng 3.2. Đặc điểm khám bệnh của bệnh nhân 44
Bảng 3.3. Phân bố lượng bệnh nhân các phòng khám 45
Bảng3.4: Thời giam chờ khám trung bình của từng giai đoạn 48
Bảng 3.5.Thời gian chờ theo từng loại cận lâm sàng 49
Bảng 3.6. So sánh TG chờ khám của nghiên cứ ’ với TG chờ theo khuyến nghị của QĐ 1313/QĐ-BYT 49
Bảng 3.7. So sánh TG chờ khám bệnh giữa đối tượng BHYT và viện phí
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
1. Thủ tướng chính phủ (2018), Quyết định 153/QĐ – TTG phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 – 2020. Ngày 30 tháng 01 năm 2018.
2. Bộ Y tế (2013),Kế hoạch số 605/ KH -BYT ngày 21/8/2013 Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020.
3. Bộ Y tế (2013), Quyết định số 1313/QĐ- BYT ngày 24/4/2013 về ban hành Hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện.
4. Bộ Y tế (2016), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2016, Hà Nội.
5. Bộ Y tế (2018), Thông tư 15/2018/QĐ – BYT ngày 30/05/2018 về qui định thống nhất giá KCB bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên tòan quốc.
6. Bộ Y tế (2015),Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC, Thông tư 40/2015/TT/- BYT, Điều 22 luật BHYT.
7. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 6858/QĐ-BYT về ban hành bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam năm 2016.
8. Bộ Y tế (2016),Quyết định 7051/QĐ-BYT ngay29/11/2016 về ban hành hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng bệnh viện.
9. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang (2018), Báo cáo hoạt động bệnh viện năm 2018.
10. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang 40 năm hình thành và phát triển, truy cập ngày 15/02/2019, tại trang web http://benhviendktiengiang.vn/gioi-thieu.
11. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế hằng năm (JAHR), truy cập ngày 20/10/2019, tại trang web http://jahr. org.vn/index. php? option=com-content&view =article&id=146&Itemid=99&lang=vi.
12. Phạm Xuân Dzu (2017), “TG khám bệnh của người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Khám bệnh, bệnh viện Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017’”, Luận văn Thạc sĩ quản lý bệnh viện trường Đại học Y tế Công cộng.
13. Nguyễn Thị Phương Thảo (2015), “TG khám bệnh của người bệnh tại khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2015”, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y tế Công cộng trường Đại học Y Hà Nội.
14. Đỗ Nguyên Phương (2102), Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sứ khỏe nhân dân từ năm 2020, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr.9 27.
15. Lê Ngọc Trọng (2012), Những nhiệm vụ cấp bách của công tác KCB, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 28- 36.
16. Nguyễn Thị Ngọc Hân và cộng sự (2012), TG chờ đợi khám bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân tại khoa khám bệnh của bệnh viện tim mạch An Giang.
17. Trần Đăng Khoa (2013), Thực trạng và kết quả một số giải pháp can thiệp tăng cường tiếp cận, sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa năm 2009-2011, Luận án Tiến sĩ Y tế Công Cộng, Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội.
18. Đinh Thị Minh (2012), Ứng dụng tin học trong quản lý thống kê ở bệnh viện, Quản lý y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 380-395.
19. Khánh Nguyễn, (22/6/2014), Giảm TG khám bệnh 40phút, Sài Gòn Giải Phóng.
20. Trần Quỵ(2012), Tổ chức và quản lý khoa Khám bệnh, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.399-401.
21. Nguyễn Chiến Thắng (2012), Quản lý cơ sở hạ tầng trong bệnh viện đa khoa, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 327-334.
22. Dương Văn T11.I (2012), Quản lý trang thiết bị trong bệnh viện, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 335-350.
23. Nguyễn Thị Thanh Vân (2014), Thực trạng tổ chức KCB tại khoa Khám bệnh của các bệnh viện tại Việt Nam năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com