HỢP TÁC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI :HỢP TÁC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG
CNĐT : PHẠM THẮNG
Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê, năm 1979 Việt nam có 3,7 triệu người cao tuổi ( trên 60 tuổi), chiếm 7,06% tổng dân số. Trong gần 30 năm qua, không những sốngười cao tuổi đang tăng lên nhanh chóng, 4,6 triệu (năm 1989), 6,2 triệu (1999) và 9,1 triệu (năm 2004) mà tỷ lệ người
cao tuổi trong dân số cũng tăng lên, lần lượt là 7,10%, 8,12% và 8,95%. Theo kết quảcủa cuộc tổng điều tra dân sốnăm 2009, dân sốViệt Nam đang có xu hướng già hóa. Theo dự báo, tỷ lệ người cao tuổi sẽtăng gấp đôi, lên tới 16% (năm 2029).
Cùng với sự“già hoá dân số”, mô hình bệnh tật ở Việt nam cũng đang thay đổi rõ rệt, với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh thoái hoá, trong đó sa sút trí tuệ thật sự là thảm họa đối với người cao tuổi, không những do tỷlệmắc bệnh cao ởnhóm tuổi này, mà còn do bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của bản thân người cao tuổi cũng nhưngười thân. Sa sút trí tuệlà nguyên nhân chính gây tàn phế, nhập viện và giảm tuổi thọ. Sa sút trí tuệlà bệnh thường gặp ởngười cao tuổi. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều [3],[4] [168],[150],[92],[194]. Tổng hợp nhiều nghiên cứu dịch tễ gần đây cho phép ước tính tỷlệmắc bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ tại các vùng khác nhau trên thếgiới [92]. Cứsau mỗi khoảng 5 năm, tỷ lệ mắc bệnh toàn bộcủa sa sút trí tuệlại tăng lên gần gấp đôi, từ1,5% ở độtuổi 60-69 lên 40% ở độtuổi 90 [150]. Một nhóm chuyên gia đã ước tính tỷlệmắc bệnh toàn bộ của sa sút trí tuệ ởnhững người từ60 tuổi trởlên trên toàn thế giới là 3,9%, ChâuPhi là 1,6%, Đông Âu là 3,9%, Trung Quốc 4,0%, Mỹ Latinh 4,6%, Tây Âu 5,4% và Bắc Mỹ6,4%. Hình ảnh tương tựcũng thấy với các nhóm nhỏcủa sa sút trí tuệ, trong đó bệnh Alzheimer chiếm từ50 đến 70% và sa sút trí tuệdo mạch máu từ14 đến 25%
Có rất nhiều công trình ở ngoài nước nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ [24],[84],[137],[159]. Từ kết quả của các công trình này, nhiều chiến lược và chương trình phòng chống sa sút trí tuệ trên thế giới đã được tiến hành[56],[83],[106],[138]. Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề bệnh lý sa sút trí tuệ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đã có một số công trình nghiên cứu về sa sút trí tuệ [2],[3],[4],[4],[11],[13],[10]. Tuy nhiên, hiện chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ để từ đó chúng ta có thể xây dựng các chiến lược phòng tránh và kiểm soát các yếu tố nguy cơ đó, nhằm giảm bớt những tác động xấu của bệnh lý sa sút trí tuệ tới đời sống của người dân Việt Nam. Ngoài ra, trong quá trình tiến triển của bệnh, thành phần của thực phẩm được bệnh nhân sử dụng hàng ngày như đồng, chất béo không no, các chất bẫy gốc tự do, các vitamin và yếu tố vi lượng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Quan tâm đến vấn đề này cũng như bệnh lý sa sút trí tuệ, Khoa Sinh học phân tử, Trường đại học Padova, Cộng hòa Italia đã hợp tác với Bệnh viện Lão khoa Trung ương tiến hành nghiên cứu đề tài: Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nhằm mục tiêu: Xác định một số yếu tố
nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Đề tài này nằm trong khuôn khổ hợp tác nghị định thư giữa hai nước Việt Nam và Italia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO HỢP TÁC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CAN THIỆP DỰ PHÒNG
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Chương (1981). Giải phẫu Hệthần kinh trung ương. Nhà xuất bản Y học: 10-96
2. Nguyễn Đại Chiến (2006), Đánh giá chức năng nhận thức ởngười cao tuổi bằng một sốtrắc nghiệm thần kinh tâm lý, Luận văn Thạc sỹY học, Đại học Y Hà Nội
3. Ngô Văn Dũng (2006), Nghiên cứu tỷlệsuy giảm nhận thức nhẹ ởngười cao tuổi tại cộng đồng, Luận văn Thạc sỹY học, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), Nghiên cứu tỷlệhiện mắc của sa sút trí tuệvà một sốyếu tốliên quan ởngười cao tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Tây, Luận văn Thạc sỹY học, Đại học Y Hà Nội.
5. Trương ThịThu Hương (2006). Nghiên cứu rối loạn nhận thức ởbệnh nhân mắc bệnh Parkinson, Luận văn Bác sĩchuyên khoa cấp hai, Đại học Y Hà Nội.
6. Trần Viết Lực và cs (2008). Bước đầu đánh giá vai trò của các marker sinh học trong chẩn đoán sa sút trí tuệ. Tạp chí Y học Lâm sàng, Bệnh viện BạchMai, 25: 49-52.
7. ĐỗVăn Thắng (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và trắc nghiệm thần kinh tâm lý ởbệnh nhân sa sút trí tuệdo mạch máu, Luận văn Bác sĩchuyên khoa cấp hai, Đại học Y Hà Nội.
8. Lương Chí Thành (2002). Nghiên cứu đánh giá suy giảm trí nhớ ởngười cao tuổi bằng bộtrắc nghiệm đánh giá nhận thức Bec 96, Luận án Tiến sĩy học, Đại học Y Hà Nội: 21-26
9. Phạm Thắng (2007). Chẩn đoán và điều trịbệnh Alzheimer. Cẩm nang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, NXB Y Học: 151-172. 75
10. Trần ThịLệThanh (2006). Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhận thức ởbệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường typ 2 từ60 tuổi trởlên, Luận văn Bác sĩnội trú, Đại học Y Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Vân, Phạm Thắng, Lê Quang Cường, TạThành Văn (2007). Đánh giá bước đầu về đặc điểm lâm sàng suy giảm chức năng trí tuệ ởbệnh nhân sau nhồi máu não trên 60 tuổi,Tạp chí nghiên cứu Y học, 48 (2): 79-84.
12. Nguyễn Thanh Vân và Phạm Thắng (2004). Alzheimer: Cơchếvà nguyên tắc của các phương pháp điều trị.Tạp chí thông tin Y học , 11:9-12.
13. Nguyễn Thanh Vân và Phạm Thắng (2005). Ứng dụng test 5 từtrong khám sàng lọc suy giảm nhận thức ởngười cao tuổi. Y học Việt Nam, 4: 32-34.
14. TạThành Văn và Phạm Thắng (2005). Cơchếphân tửcủa hội chứng sa sút trí tuệvà các phương pháp chẩn đoán. Tạp chí nghiên cứu Y học, 1:117-121.
15. Nguyễn Kim Việt (2005). Nghiên cứu chẩn đoán bệnh Alzheimer. Luận án Tiến sĩy học, Đại học Y Hà Nội