Hy vọng sống của ngưòi cao tuổl tại một vùng nông thôn ở Việt Nam: khuynh hướng bến đổl và sự bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế xã hội

Hy vọng sống của ngưòi cao tuổl tại một vùng nông thôn ở Việt Nam: khuynh hướng bến đổl và sự bất bình đẳng giữa các nhóm kinh tế xã hội

Số lượng người cao tuổi (NCT) trên thế giới có xu hướng gia tăng trong những thế kỷ gần đây. Tỷ suất tăng trưởng hàng năm của dân số có tuổi từ 65 trở lên tính chung cho các nước đang phát triển bắt đầu tăng từ giữa thế kỷ trước. Đến nay, tỷ suất gộp chung này đã cao hơn gấp đôi so với những con số tương ứng cho các nước đã phát triển và cho toàn cầu [1]. Tỷ lê NCT (từ 60 trở lên) ở Viêt Namđã tăng đáng kể trong những thập kỷ vừa qua, từ 6,7% vào 1979 lên tới 8,1% vào 1999 [2] và 9,9% vào 2004 [3]. Tỷ lê này được dự báo sẽ tăng nhanh hơn so với tỷ lê người ở những nhóm tuổi khác và sẽ đạt 13,4% và 26,1% tổng dân số tương ứng vào các năm 2025 và 2050 [4]. Sự tăng số lượng NCT đã và đang bị ảnh hưởng bởi những biến đổi nhiều mặt của quá trình đổi mới, bao gồm những thay đổi về kinh tế, nhân khẩu và mô hình bênh tật.
Trong bối cảnh phát triển nhanh về KTXH nhưng có những khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập và mức sống giữa các nhóm xã hội và giữa các khu vực diễn ra trong hai thập kỷ vừa qua [14], giảm thiểu những bất bình đẳng trong sức khỏe ngày càng được quan tâm bên cạnh mục tiêu tăng cường sức khỏe trong các chính sách y tế quốc gia [6]. Với quá trình lão hóa quần thể nhanh chóng đang diễn ra, hiểu biết tốt hơn về các khuynh hướng và những bất bình đẳng trong sức khỏe ở tuổi già, nhất là những yếu tố ảnh hưởng mà có thể thay đổi được, là cần thiết để đưa ra những đáp ứng thích hợp với nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của NCT trong điều kiên còn hạn chế về các nguồn lực.
ở nhiều nước đang phát triển, phần lớn dân số sống ở vùng nông thôn [1], nơi có điều kiên KTXH thấp hơn nhưng có quá trình lão hóa quần thể nhanh hơn các vùng đô thị [23]. Viêt Nam có những đặc trưng tương tự như vậy. Vào năm 2006, tổng dân số đã tăng lên 84 triêu, trong đó 72,9% sống ở nông thôn [24]. Tỷ lê người có tuổi từ 60 trở lên ở vùng nông thôn đã tăng từ 7,4% vào 1989 [23] lên 9,9% vào 1999 [25]. Dân số NCT ở vùng nông thôn chiếm 77,7% tổng số NCT của cả nước vào năm 1993 và còn 73,3% vào năm 2004 [3]. Sự giảm nhẹ về tỷ lê NCT sống ở vùng nông thôn là do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ở Viêt Nam. NCT ở vùng nông thôn có hạn chế hơn về trình độ văn hóa, điều kiên nhà ở, tiếp cận với các phương tiên truyền thông [3], tình trạng kinh tế [25], và tiếp cận với chăm sóc y tế [26].
Từ năm 1999, cơ sở nghiên cứu dịch tễ học thực địa có tên là FilaBavi đã được hình thành tại huyên Ba Vì, Hà Tây và nằm trong Mạng lưới Quốc tế về Giám sát Nhân khẩu học và Sức khỏe (INDEPTH) [27]. Với những thuận lợi về sự sẵn có của số liêu sức khỏe và KTXH được thu thập định kỳ tại điểm thực địa này, nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá những thay đổi về tình trạng sức khỏe chung được xem xét dưới góc độ HVS của NCT trong một giai đoạn của thời kỳ đổi mới với những mục tiêu cụ thể sau:
a) Xác định các khuynh hướng biến đổi về hy vọng sống của người cao tuổi tại một vùng nông thôn trong giai đoạn 1999-2006.
b) Đánh giá sự bất bình đẳng về hy vọng sống của người cao tuổi giữa các nhóm kinh tế xã hội tại một vùng nông thôn trong giai đoạn 1999-2006.
Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần vào viêc tăng cường bằng chứng cho hoạch định các chính sách phù hợp trong chăm sóc sức khỏe NCT ở Viêt Nam. 
2. TỔNG QUAN
2.1. Khái niệm người cao tuổi:
Mặc dù có một sự thống nhất chung rằng tuổi già là lứa tuổi gần với tuổi thọ trung bình của con người nhưng khái niêm về điểm khởi đầu của tuổi già có khác nhau giữa các nước và khu vực trên thế giới, phổ biến dựa trên những mốc khác nhau về chức năng sinh học, hoặc mang tính văn hóa hay xã hội.
Tuổi 60 hoặc 65 tuổi được qui ước là điểm khởi đầu của lứa tuổi già ở hầu hết các nước đã phát triển cũng như là ở nhiều nước đang phát triển. Ở Viêt Nam, Pháp lênh về người cao tuổi qui định những người có tuổi từ 60 trở lên là người cao tuổi (NCT).
2.2. Khái niệm và ước lượng hy vọng sống:
Hy vọng sống ở một tuổi nhất định là số năm trung bình mà một người ở tuổi đó mong đợi có thể sống thêm, giả định rằng tỷ suất tử vong đặc hiêu theo tuổi là không thay đổi. HVS cũng là một chỉ số cơ bản phản ánh tình hình sức khỏe chung của quần thể.
Có 2 phương pháp để ước lượng HVS thông qua bảng sống, bao gồm phương pháp giai đoạn dựa trên tỷ xuất tử vong hiên thực và phương pháp thuần tập dựa trên tỷ suất tử vong dự báo [32]. Phương pháp thứ nhất liêt kê tuổi và xác suất tử vong tương ứng trong mỗi năm kế tiếp của mỗi tuổi. Phương pháp này phản ánh khả năng sinh tồn tại mỗi tuổi nhất định trong một giai đoạn hiên tại mà không tính đến sự thay đổi của tỷ suất tử vong trong tương lai.
Phương pháp thứ hai cho phép theo dõi một thuần tập theo thời gian. Số liêu theo dõi dọc dưới dạng người-thời gian (person-time) được sử dụng cho tính toán theo phương pháp này. HVS thuần tập tính được từ phương pháp này phản ánh khả năng sinh tồn ở một tuổi nhất định cho một thuần tập được sinh ra trong giai đoạn hiên tại và có tính đến sự thay đổi về tỷ suất tử vong trong những năm tiếp theo. HVS được tính từ phương pháp thuần tập cũng đã được đánh giá là khả thi hơn cho viêc đo lường bất bình đẳng về sức khỏe so với HVS tính từ phương pháp giai đoạn khi mà cỡ mẫu của một số nhóm KTXH nhất định không đủ lớn [33].
2.3. Những khuynh hướng biến đổi KTXH của quá trình đổi mới
Chuyển dịch từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường bắt đầu từ 1986 đã mang lại sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ, từ 3,4% vào 1986 lên một mức trung bình là 8% một năm trong giai đoạn 1992-2004 [5, 6]. Sự phát triển của nền kinh tế đã đóng góp đáng kể vào viêc tăng mức sống hộ gia đình (HGĐ) [7]. Tuy nhiên, sự mất cân đối về thu nhập giữa các vùng đã làm tăng di cư tạm thời từ nông thôn ra thành thị là nơi có nhiều cơ hội viêc làm hơn [6]. Sự di chuyển của những người trẻ tuổi và những tác động khác của đổi mới kinh tế đã làm thay đổi cấu trúc mô hình gia đình truyền thống, dẫn đến NCT ngày càng sống độc lập và có ít hơn sự trợ giúp về thể lực và tinh thần từ các thành viên trong gia đình [8].
Cùng với những cải thiên về mức sống HGĐ trong quá trình đổi mới kinh tế và những tiến bộ về chăm sóc sức khỏe trong những thập kỷ vừa qua, tỷ lê tử vong thô ở Viêt Nam đã giảm từ 10/1.000 vào cuối thập niên 1970 xuống 7,5 vào cuối thập niên 1980, và còn 5,6 vào cuối thập niên 1990 [9]. Tỷ lê này giao động giữa 5,6-5,8 trong 5 năm đầu của thế kỷ 21 [10].
6
Sau khi có chính sách nhằm giảm tăng dân số được Chính phủ ban hành từ những năm 1970s và những thành công của Chương trình quốc gia về kế hoạch hóa gia đình, tỷ suất sinh đã giảm từ 6 trẻ/bà mẹ xuống mức hiên nay là 2,1, gần đạt mức thay thế [11]. Như là một hê quả, Việt Nam đã bắt đầu một quá trình già hóa ở cả mức quần thể và cá thể với đổng thời giảm cả mức sinh và mức chết. Giảm mức sinh là yếu tố ban đầu dẫn đến già hóa quần thể và ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng những người chăm sóc tiềm năng cho NCT trong gia đình [8]. Giảm mức chết đã làm tăng hy vọng sống (HVS) của người Việt Nam. Đến nay, HVS khi sinh đã tăng lên 73,1 năm [11]. Đến năm 2025 and 2050, HVS này được dự báo là sẽ tăng tương ứng lên 77,1 và 80,3 năm [4].
Những biến đổi về mô hình bệnh tật và tử vong đã thể hiện rõ ở Việt Nam. Các bệnh lây nhiễm đã giảm dần trong những thập kỷ vừa qua. Trong tổng số mắc và tử vong hàng năm, tỷ lệ mắc và số tử vong do các bệnh lây nhiễm đã giảm tương ứng từ 55,5% và 53,1% vào 1976 xuống 26,1% và 17,0% vào 2004. Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) có xu hướng tăng lên trong 2 thập kỷ gần đây. Đóng góp của BKLN vào tổng số trường hợp mắc và chết hàng năm tăng tương ứng từ 39,0% và 41,1% vào 1986 lên 60,8% và 57,9% vào 2004 [6]. Các BKLN đã nằm trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả người lớn trẻ tuổi và NCT [12]. Tỷ lệ mắc BKLN tăng nhanh theo tuổi, nhất là ở NCT [13].
Với những biến đổi nhiều mặt này, Việt Nam đang đối mặt với những vấn đề sức khỏe mới nẩy sinh. Chăm sóc sức khỏe NCT mà trước đây chỉ được quan tâm sau nhiều vấn đề sức khỏe ở những nhóm dễ tổn thương khác (trẻ em, phụ nữ, dân tộc thiểu số, người nghèo) thì nay đã trở thành một vấn đề quan trọng. Là một chỉ số cơ bản phản ánh sức khỏe quần thể, tăng HVS đã được lựa chọn là một chỉ tiêu chính yếu trong các kế hoạch quốc gia về phát triển KTXH và y tế [6, 11, 14]. Bên cạnh đó, tăng tối đa HVS cùng với giảm thiểu những suy giảm về thể chất, tinh thần và thiểu năng đã được xác định là một cấu phần chính của thành công trong quá trình lão hóa [15]. Vì vậy, HVS là một chỉ số xác đáng cho xem xét những thay đổi về tình trạng sức khỏe chung ở NCT trong quá trình chuyển đổi hiện nay.
2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố KTXH đến hy vọng sống ở người cao tuổi
Tình trạng KTXH tốt hơn liên quan với tình trạng sức khỏe và tuổi thọ cao hơn đã được xác định ở các thời kỳ, vùng, giới tính và lứa tuổi ở nhiều nước. Mối quan hệ này được quan sát thấy ở nhiều thang bậc KTXH và chỉ số sức khỏe khác nhau [16]. Nhiều phương pháp khác nhau có thể được sử dụng cho đánh giá bất bình đẳng về sức khỏe. Trong đó, đánh giá sự bất bình đẳng giữa các nhóm KTXH được phân loại theo giáo dục, dân tộc, thu nhập v.v… rất được chú trọng [17]. Đo lường tình trạng sức khỏe trong đánh giá bất bình đẳng cũng khác nhau giữa các nghiên cứu. Tỷ suất tử vong và HVS được sử dụng phổ biến như là một chỉ số sức khỏe của quần thể. Đánh giá bất bình đẳng về sức khỏe dựa trên HVS cũng hữu ích và khả thi đối với địa phương cỡ nhỏ [18, 19].
Những hiểu biết về thực trạng bất bình đẳng về KTXH trong sức khỏe được công bố khá đầy đủ ở những nước công nghiệp hóa [20] nhưng còn hạn chế ở các nước có thu nhập trung bình và thấp, nhất là về những thay đổi theo thời gian trong một nước [21, 22]. Các nghiên cứu về bất bình đẳng về KTXH trong sức khỏe ở tuổi già tại các nước đang phát triển lại càng ít [22]. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ trong những nước còn hạn chế về
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment