ình hình, đặc điểm lâm sàng và một số tiểu quần thế tế bào lympho tại tổn thương da trên bệnh nhân phong có cơn phản ứng đảo ngược
Bênh phong từ xa xưa được coi là một trong “tứ chứng nan y” vô phương cứu chữa và đã từng gây nên bao nỗi kinh hoàng cho cả người lành lẫn những ai không may mắc phải. Người bênh bi cộng đồng xa lánh, hắt hủi, thậm chí bi bức tử. Không ai chết vì bênh phong, nhưng tàn tật, di hình do bênh phong gây ra nếu không được xử lý đúng đắn và kip thời sẽ đeo bám người bênh đến lúc chết. Đó là cội nguồn của mọi đinh kiến trong cộng đồng về bênh phong.
Phản ứng phong là một trong những biến chứng của bênh phong đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây nên những tàn tật đáng sợ này.
Có 2 loại phản ứng phong:
– Phản ứng loại 1 hay còn gọi là phản ứng đảo ngược (PUĐN), phản ứng lên cấp (RR: reversal reaction).
– Phản ứng loại 2 hay còn gọi là phản ứng hồng ban nút do phong (ENL: Erythema Nodosum Leprosum).
Cơ chế của ENL rất phức tạp, nhưng đa số các nhà nghiên cứu cho rằng phức hợp miễn dich đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Theo Turk-Waters phản ứng hồng ban nút là một rối loạn miễn dich dich thể và nó được coi như một biểu hiên lâm sàng của hiên tượng Arthus [126, 127]. Rao và CS đã chứng minh được sự mất cân bằng giữa lympho T giúp đỡ và lympho T ức chế gây nên phản ứng hồng ban nút [84]. Biểu hiên lâm sàng chính của phản ứng này là sự xuất hiên các cục màu đỏ hồng dưới da thường khu trú dọc theo các chi, đau khi sờ nắn. Ngoài ra các triệu chứng khác như viêm mống mắt thể mi, viêm tinh hoàn, viêm khớp, viêm hạch … cũng có thể gặp ở những trường hợp ENL nặng.
Từ lâu, phản ứng hồng ban nút đã được các nhà phong học, miễn dịch học trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hê thống.
Nhưng phản ứng đảo ngược (PUĐN) trong bệnh phong ở Việt Nam cho đến nay chưa có tác giả nào đi sâu tìm hiểu. PUĐN hay gặp ở các thể phong trung gian do gia tăng miễn dịch qua trung gian tế’’ bào chống lại trực khuẩn phong [53] . Ngoài các biểu hiện lâm sàng ở da, cơn phản ứng đảo ngược này còn gây viêm các dây thần kinh ngoại biên và nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng đáng tiếc là tàn tật. Tuyệt đại đa số bệnh nhân (BN) phong có cơn PUĐN nếu không được phát hiện hoặc điều trị đúng đắn sẽ bị tàn tật sau một thời gian rất ngắn. Đây là điều cảnh báo đối với tất cả các thầy thuốc, đặc biệt là những người làm công tác chống phong.
Mặc dù PUĐN được coi là một phản ứng có lợi cho bản thân BN do sự gia tăng miễn dịch qua trung gian tế bào (CMI), song yếu tố nào đóng vai trò khởi động, thúc đẩy cơn phản ứng này thì vẫn còn là một vấn đề đang được tranh luận và quan tâm nghiên cứu. Một vấn đề khác cũng được quan tâm chú ý là mặc dù cùng bị một thể bệnh, cùng điều trị một phác đồ nhưng không phải bệnh nhân phong nào cũng bị PUĐN và không phải các biểu hiện lâm sàng của PUĐN ở các BN đều giống nhau.
Vì vậy, tìm hiểu tình hình, đặc điểm lâm sàng cũng như những hình ảnh về mô bệnh học, miễn dịch học của PUĐN là việc làm vô cùng cần thiết và có ý nghĩa, giúp cho các thầy thuốc chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời các cơn phản ứng, ngăn ngừa được các hậu quả đáng tiếc cho người bệnh. Đó là lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài:
“Tình hình, đặc điểm lâm sàng và một số tiểu quần thế tế bào lympho tại tổn thương da trên bệnh nhân phong có cơn phản ứng đảo ngược’.
Mục đích của để tài: