KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ VỚI NGƯỜI BỆNH CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH, NĂM 2020

KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ VỚI NGƯỜI BỆNH CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH, NĂM 2020

KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ VỚI NGƯỜI BỆNH CÓ BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH, NĂM 2020
Học viên: Lâm Thị Bích Ngân
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hoàng Khánh Chi
Để thực hiện tốt công tác quản lý việc kê đơn sử dụng thuốc Bộ Y tế đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý việc kê đơn sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế như Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa được, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú; Thông tư 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018, sửa đổi bổ sung Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế về quy định trong hoạt động khám chữa bệnh (KCB), kê đơn và bán thuốc theo đơn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh là Bệnh viện hạng II duy nhất của tỉnh nên số lượng khám chữa bệnh ngoại trú của người bệnh có BHYT lớn do đó sẽ không tránh
khỏi những sai sót và bất cập trong việc kê đơn sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, chưa có đề tài, nghiên cứu nào về đánh giá thực trạng kê đơn thuốc tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện Đề tài:“Kê đơn thuốc ngoại trú với người bệnh có bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, năm 2020
Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính theo mô hình: Nghiên cứu định lượng thực hiện trước và nghiên cứu định tính thực hiện sau.
Kỹ thuật chọn mẫu hệ thống : Chọn mẫu hồi cứu dựa vào dữ liệu đơn thuốc điện tử được lưu trữ tại Bệnh viện vào tháng 05/2020. Để việc lấy mẩu được đảm tính khách quan và bao quát toàn bộ các hoạt động khám chữa bệnh của tất cả các bác sĩ tại các khoa điều trị ngoại trú chúng ta lấy mẫu như sau :
– Lấy dữ liệu hồi cứu trong vòng 01 tuần từ ngày 04/05/2020 đến ngày 08/05/2020, trong đó :
+ Số đơn thuốc phải lấy mẫu trong 01 ngày là : 362/5 = 72,4 đơn thuốc làm tròn thành 73 đơn.
+ Mỗi ngày lấy dữ liệu từ toa thứ 01 đến toa thứ 73 mỗi ngày.
+ Sau khi lấy mẩu các mẫu sẽ được sắp xếp thứ tự lại từ ngày thứ 01 đến ngày thứ 05 theo thứ tự từ 1 đến 362 đơn thuốc. Đơn thuốc thứ N=k+(i-1)*73. Với k(1…73) thứ tự đơn thuốc mỗi ngày, i (1…..5) là thứ tự ngày lấy mẩu. N (1….362). Dư 03 đơn
thuốc để loại bỏ nhưng đơn thuốc tái khám trường hợp không có toa này tái khám thì loại bỏ 3 toa của ngày lấy dữ liệu cuối cùng.
Phương pháp chọn câu hỏi : Các câu hỏi trong nghiên cứu căn cứ vào khung lý thuyết đã xây dựng. Các vấn đề phỏng vấn sâu xoay  quanh các yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn thuốc.
Kết quả nghiên cứu : về thực hiện các thủ tục hành chính có 100% đơn thuốc ghi đầy đủ họ tên người bệnh, tuổi, ghi địa chỉ người bệnh, chẩn đoán bệnh, đánh số khoản, gạch chéo phần đơn trắng và có chữ ký của bác sĩ, ghi giới tính của người bệnh, ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng và hướng dẫn sử dụng, ghi đủ liều dùng, ghi đủ đường dùng và ghi thời điểm dùng. Về chỉ số dùng thuốc thì đơn thuốc có kê vitamin chiếm tỷ lệ cao nhất 11.6%, kế đến là kháng sinh chiếm 6.63% và thuốc tiêm chỉ có 5.52% đơn thuốc có kê thuốc tiêm. Về mức độ sử dụng kháng sinh thì đơn thuốc có thời gian sử dụng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày chiếm 9.52%, đơn thuốc có thời gian sử dụng kháng sin từ 11 đến20 ngày chiếm 61.90%, đơn thuốc có thời gian sử dụng kháng sinh trên 20 ngày chiếm 28.57%. Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 18.38 ngày. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kê đơn thuốc như như năng lực chuyên môn của Bác sĩ là yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến việc kê đơn, các bác sĩ thiếu kiến thức về tương tác thuốc, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới về thuốc,…ảnh hưởng không tốt đến việc kê đơn thuốc. Ngoài ra yếu tố quản lý như các cơ chế chính sách quản lý của nhà nước như quy định chống chỉ định thuốc, luật đấu thầu, công tác đấu thầu của bệnh viện chậm, quy định danh mục thuốc Bảo hiểm y tế,…cũng hạn chế gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kê đơnthuốc.
Từ những kết quả phân tích trên có thể thấy Bệnh viện cần thường xuyên tổ chức buổi hội thảo, đào tạo nâng cao trình độ cho các bác sĩ, đẩy nhanh công  tác đấu thầu. Sở y tế cần đề xuất Bảo hiểm Xã hội hiệu chỉnh lại cơ chế chi trả Bảo hiểm y tế cho các cơ sở y tế như bỏ quy định cứng về mức quỹ Bảo hiểm y tế cố định cho từng cơ sở hoặc có cơ chế thoáng hơn để bệnh viện có thể linh
động trong công tác kê đơn thuốc Bảo hiểm y tế.

Leave a Comment