KẾT CỤC THAI KỲ CÁC TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
KẾT CỤC THAI KỲ CÁC TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ HOÀNH BẨM SINH ĐƠN THUẦN TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ
Thị Thu Hà Bùi 1, Minh Tuấn Võ 2
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tử vong và một số yếu tố liên quan đến tử vong ở trẻ thoát vị hoành bẩm sinh đơn thuần chẩn đoán tại bệnh viện Từ Dũ giai đoạn 2018-2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu loạt ca khảo sát 142 trường hợp được chẩn đoán thoát vị hoành bẩm sinh tại bệnh viện Từ Dũ từ năm 2018 – 2022. Kết quả nghiên cứu ghi nhận kết quả điều trị tại Bệnh viện Từ Dũ, Nhi Đồng I, Nhi Đồng II và Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỉ lệ tử vong 45/142 trường hợp chiếm 31,7% (KTC95%: 23,9 – 39,4). Trẻ được chẩn đoát thoát vị hoành chứa gan tăng nguy cơ tử vong gấp 18,3 lần (OR=18,3; KTC95%: 1,3 – 256,7). Trẻ có PH máu sau sinh ≤ 7,2 tăng nguy cơ tử vong gấp 21,7 lần so với PH máu >7,2 (OR=21,7; KTC95%: 2,5 – 186,2) Trẻ có SpO2 giảm < 85% tăng nguy cơ tử vong gấp 32,5 lần so với SpO2 ≥ 85%. (OR=32,5; KTC95%: 1,6 – 647,1). Trẻ có FiO2 > 40 tăng nguy cơ tử vong gấp 17,7 lần so với trẻ có FiO2 ≤ 40 (OR=17,7; KTC95%: 2,3 – 136,3). Kết luận: Trẻ được chẩn đoán thoát vị hoành chứa gan trước sinh có tiên lượng tử vong cao. Một số yếu tố sau sinh như PH máu sau sinh ≤ 7,2, SpO2 <85% và trẻ có FiO2 >40% được kết luận làm tăng nguy cơ tử vong của thoát vị hoành.
Thoát vịhoành bẩm sinh lần đầu tiên phát hiện năm 1579 bởi Ambrolso, làmột loại dịtật bẩm sinh hiếm gặp, tỉ suất mới mắc là 2,62/10,000 ở thai phụ và 1,76/ 10,000 trẻ sơ sinh sống (Theo EUROCAT thu thập dữ liệu từ 43 quốc gia Châu Âu) [1]. Chẩn đoán chính trong bào thai cho đến nay vẫn dựa trênsiêu âm, quan sát thấy sự hiện diện trong lồng ngực các cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, ruột, gan, lách, thận, đại tràng, ruột non. Hậu quảcuối cùng là phần phổi 2 bên bị chèn ép, dẫn đến thiểu sản phổi. Thêm vào đó, hệ mạch máu phổi cũng bị xơ hóa, gây tăng áp phổi sớm và suy hô hấp cấp ngay sau sinh. Đóchính lànguyên nhân dẫn đến tửvong sớm của trẻ sau sinh, dù có các phương tiện được hồi sức tích cực và hiện đại. Tại Việt nam, do điều kiện cơ sởvật chất cònhạn chế, nên tỉlệtửvong sau sinh vẫn còn cao (30-60% tuỳtừng địa phương). Từhội nghịngoại nhi lần thứIV (2014)[7], các chuyên gia hồi sức sơsinh, ngoại nhi tổng quát, sản khoa…đã thống nhất rằng việc quản lý thoát vịhoành bẩm sinh muốn hiệu quảphải bắt đầu từsớm. Trong thời kỳbào, nâng cao công tác sàng lọc, chẩn đoán, chọc ối tìm bất thường nhiễm sắc thể, hội chẩn sản nhi quyết định chấm dứt các thai kỳthoát vịhoành bẩm sinh kèm đa dịtật bẩm sinh, hay các trường hợp nặng có tiên lượng tửvong sau sinh. Công tác hồi sức ngay sau sinh, chuyển viện, sửdụng thành thạo vàkịp thời các phương tiện thông khí, kháng sinh,thuốc dãn mạch phổi, vận mạch và các phát sinh khác…) đểgiúp trẻvượt qua thời kỳtrăng mật, ổn định sinh hiệu đểsẵn sàng cho cuộc mổ. Năm 2018, sựhợp tác sản-nhi giữa bệnh viện TừDũvàcác bệnh viện Nhi đồng trong thành phốbắt đầu, nhất làcác bệnh viện Nhi đồng thành phốđã hỗtrợTừDũtrong công tác hồi sức trẻthoát vịhoành bẩm sinh tại khoa sinh BV TừDũ, chủđộng đưa xe đón, máy thở, ekip HSSS và chuyển viện. Từđóđến nay, kết cục các thai kỳthoát vịhoành bẩm sinh đãdần dần được cải thiện. Tuy nhiên, chưa cómột nghiên cứu nào xuyên suốt đánh giáđếm cuối cùng những các những trẻthoát vịhoành bẩm sinh từkhi được chẩn đoán trước sinh tại bệnh viện Từdũ đến sau mổtại bệnh viện Nhi đồng. Do đó, chúng tôi thực hiện đềtài “Kết cục thai kỳcác trường hợp thoát vịhoành bẩm sinh đơn thuần tại TừDũ” với câu hỏi nghiên cứu: “Tỉsuất tửvong sau điều trịcủa các trường hợp thai thoát vịhoành bẩm sinh đơn thuần đến khám tại khoa chăm sóc trước sinh bệnh viện TừDũlà bao nhiêu? Các yếu tốnào có liên quan đến tửvong trẻbịthoát vịhoành bẩm sinh đơn thuần?”
Nguồn: https://luanvanyhoc.com