KẾT CỤC THAI KỲ VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN SẢN GIẬT NẶNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH

KẾT CỤC THAI KỲ VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN SẢN GIẬT NẶNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH

KẾT CỤC THAI KỲ VÀ NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIỀN SẢN GIẬT NẶNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH
Minh Tiền Võ 1,, Chí Thương Bùi 2
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ kết cục thai kỳ xấu và các yếu tố liên quan ở sản phụ có tiền sản giật nặng tại bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả dọc hồi cứu khảo sát 236 trường hợp được chẩn đoán tiền sản giật nặng tại bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh trong gian đoạn từ 2018 – 2021. Kết quả: Kết cục thai kỳ xấu 27,5% (KTC 95%: 22,0 – 33,5). Yếu tố liên quan đến kết cục thai kỳ xấu của mẹ và bé trong đó sản phụ người dân tộc Khmer tăng nguy cơ gặp kết cục xấu gấp 2,9 lần (OR=2,9; KTC95%: 1,4 – 6,3).  Sản phụ sinh con có tuổi thai < 37 tuần tăng nguy cơ gặp kết cục xấu gấp 5,1 lần (OR=2,9; KTC95%: 2,3 – 11,1).  Sản phụ chỉ số Creatinine  ≥ 100 mmol/L tăng nguy cơ gặp kết cục thai kỳ xấu gấp 23,5 lần (OR=23,59; KTC95%: 3,6 – 151,3). Kết luận: Nguy cơ gặp kết cục thai kỳ xấu ở người dân tộc Khmer cao hơn so với dân tộc Kinh. Dự phòng sinh non và theo dõi suy thận tiến triển góp phần giảm kết cục thai kỳ xấu.

Tiền sản giật là một rối loạn đa cơ quan với đặc trưng là sự khởi phát mới của tăng huyết áp và protein niệu sau tuần 20 của thai kỳ, chiếm 2 –8% tổng số sản phụ trên toàn thế giới (1). Ở Việt  Nam,  tiền  sản  giật  là  một  trong  những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ với tỉ lệ mắc là 4 –8% (2). Một số nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Từ Dũ cho thấy 18,2% sản phụ có kết cục thai kỳ xấu (3). Tiền sản giật được phân loại nặng khi đi kèm với tăng huyết áp nghiêm trọng và/hoặc có bằng chứng tổn thương cơ quan đích (4). Các kết cục xấu ở mẹ chiếm 5,9% tổng số ca, bao gồm: hội chứng HELLP (tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu, 2 –25%), tổn thương thận cấp (0,3-5%), phù phổi cấp (0,6 –5%),  nhau  bong  non (0,3 –4%) và tử vong (0 –1,7%). Các kết cục xấu ở con bao gồm: thai chậm tăng trưởng trong tử cung (chiếm 50% các trường hợp tiền sản giật nặng), suy thai, thai chết lưu (chiếm 41% trường hợp bị hội chứng HELLP dưới 30 tuần), sinh non tháng (24% các trường hợp tiền sản giật), sinh nhẹ  cân  và  tăng  huyết  áp  ở  trẻ  sơ  sinh (5). Nguyễn Thanh Hưng (2019) khi nghiên cứu kết cục thai kỳ của tiền sản giật nặng ở tuổi thai 28 đến 32 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ cho kết cục thai kỳ xấu ở mẹ là 18,2%, ở con là 59,4% và kết cục xấu chung là 65,1%) (3). Chấm dứt thai kỳ là biện pháp  điều  trị  triệt  để  duy  nhất,  đối  với  TSG. Trường hợp bệnh nhân tiền sản giật nặng nếu không điều trị kịp thời,  sẽ dẫn đến nguy cơ sản giật xảy ra bất cứ lúc nào. Khi sản giật xảy ra thì tử vong cho mẹ và thai nhi tăng lên đáng kể, do đó việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tích cực tiền sản giật nặng là rất cần thiết và khẩn trương để giảm tai biến cho mẹ và con. Bệnh  viện  Sản  Nhi  Trà  Vinh  là  Bệnh  viện chuyên khoa hạng II  và tuyến điều trị chuyên khoa Sản –Nhi cao nhất của tỉnh Trà Vinh, là nơi tiếp  nhận  những  ca  bệnh  khó,  vượt  khả  năng của các bệnh viện tuyến dưới. Nếu biết được kết cục thai kỳ và các yếu tố liên quan của tiền sản giật nặng sẽ giúp cho ngành y tế địa phương xây dựng chiến lược phòng chống bệnh, giúp các sản phụ được phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm cũng  như  giảm  bớt  những  biến  chứng  xảy  ra trong  thai  kỳ.  Hiện  tại  Bệnh  viện  Sản  Nhi  Trà Vinh cũng chưa có nghiên cứu về tiền sản giật nặng. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết cục thai kỳ và những yếu tố liên quan đến tiền sản giật nặng tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh”.Với câu hỏi nghiên cứu: “Tỉ lệ kết cục thai kỳ xấu ở mẹ và con của những trường hợp được chẩn đoán tiền sản giật nặng tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh là bao nhiêu và các yếu tố liên quan đến các kết cục thai kỳ xấu này là gì?

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment