KẾT QUẢ 5 NĂM CỦA PHẪU THUẬT KHÂU THỦNG LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG KẾT HỢPVỚI ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI
KẾT QUẢ 5 NĂM CỦA PHẪU THUẬT KHÂU THỦNG LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG KẾT HỢPVỚI ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI
Trần Thiện Trung*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Điều trị tiệt trừ H. pyloriđối với loét DD-TT ngoài biến chứng đã trở thành nguyên tắc trên những bệnh nhân nhiễm H. pylori. Nghiên cứu này nhằm đánh giákết quả của phương pháp khâu thủng loét DD-TT kết hợpvới điều trị tiệt trừ H. pylorivà hiệu quả của việc tiệt trừ này đối với loét tái phát sau phẫu thuật khâu thủng.
Phương pháp nghiên cứu: Trên 115 bệnh nhân thủng loét dạ dày – tá tràng, 111 (96,5%) có H. pyloridương tính, được mổ khâu thủng và tiệt trừ H. pyloribằng phác đồ OAC (O: Omeprazole, C: Clarithromycin và A: Amoxicillin) với liều O20mgA1000mgC500mgx 2 lần/ngày x 7 ngày. Kết quả đánh giá bằng nội soi dạ dày – tá tràng được thực hiện sau > 2 tháng, sau > 1 năm và 5 năm về các tỷ lệ: lành ổ loét,
loét tái phát, tiệt trừ và tái nhiễm H. pylori. Điểm chính của nghiên cứu là đánh giá lành ổ loét, loét tái phát sau 1 năm và 5 năm của phẫu thuật khâu thủng.
Kết quả: 107 (96,4%) bệnh nhân theo dõi sau > 2 tháng: lành ổ loét 99 (92,5%) và tiệt trừ H. pylorithành công là 102 (95,3%). Sau > 1 năm, theo dõi được 95 (85,6%), tỷ lệ loét tái phát 7 (7,4%) và tái nhiễm H. pylorilà 16 (16,8%). Theo dõi đến thời gian 5 năm được 62 (55,9%) bệnh nhân với tỷ lệ loét tái
phát 6 (9,7%) và tái nhiễm H. pylorilà 22 (35,5%).
Kết luận: Điều trị tiệt trừ H. pyloritiếp sau phẫu thuật khâu thủng loét dạ dày – tá tràng có khả năng chữa lành bệnh loét và ngăn ngừa loét tái phát. Qua theo dõi đến thời gian 5 năm, không có bệnh nhân nào phải can thiệp phẫu thuật lại để điều trị bệnh loét.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất