KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Đào Ngọc Bằng1; Đồng Khắc Hưng2; Nguyễn Huy Lực1
Đỗ Minh Trung2; Tạ Bá Thắng1; Lê Phương Hà3
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả bước đầu và tính an toàn của tế bào gốc trung mô và huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu can thiệp trên 10 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (2 giai đoạn C và 8 giai đoạn D theo GOLD 2018). Sử dụng tế bào gốc trung mô lấy từ mẫu mô dây rốn của sản phụ tình nguyện hiến tặng, truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân với liều 1,5 triệu tế bào cho mỗi kg cân nặng và 5 ml huyết tương giàu tiểu cầu tự thân. Bệnh nhân được theo dõi trong 6 tháng.
Kết quả: các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng đều cải thiện sau 6 tháng điều trị: điểm số mMRC giảm từ 3 còn 2, điểm số CAT giảm từ 22 còn 20 và nồng độ CRP giảm từ 5,2 xuống 2,6 mg/dl.Không có biến chứng nặng. Kết luận: kết hợp tế bào gốc trung mô và huyết tương giàu tiểu cầu là liệu pháp điều trị bước đầu có hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạntính giai đoạn nặng. Hy vọng kết quả bước đầu này sẽ thúc đẩy những nghiên cứu tiếp theo vềvai trò của liệu pháp sử dụng tế bào gốc trung mô và huyết tương giàu tiểu cầu trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG TẾ BÀO GỐC TRUNG MÔ VÀ HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Leave a Comment