Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân  tại Bệnh viện Việt Đức

Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân  tại Bệnh viện Việt Đức

Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân tại Bệnh viện Việt Đức.Gãy hở thân hai xương cẳng chân (XCC) là loại gãy xương mà ổ gãy mở thông ra môi trường bên ngoài qua vết thương phần mềm (VTPM). Trong đó, ổ gãy nằm trong giới hạn từ dưới lồi củ trước xương chày 1cm đến trên khớp cổ chân 2 khoát ngón tay [16].
Gãy hở hai XCC là loại gãy khá phổ biến. Theo thống kê tại bệnh viện Việt Đức gãy hở hai XCC chiếm 37,72% trong các trường hợp gãy hở xương dài, nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (TNGT). [1]


Trong giai đoạn hiện nay số lượng bệnh nhân (BN) gãy hở hai XCC đang có xu hướng ngày càng tăng mà trong đó nguyên nhân phần lớn là do TNGT, tai nạn lao động (TNLĐ), tai nạn sinh hoạt (TNSH). BN chủ yếu trong độ tuổi lao động, nam nhiều hơn nữ. Những điều này càng làm thêm gánh nặng cho xã hội, cho mỗi gia đình, mỗi BN cả về mặt tinh thần, thể chất và kinh tế. Do đó, vấn đề đặt ra đòi hỏi các biện pháp điều trị và công tác chăm sóc BN trước trong và sau mổ phải thật toàn diện, phối hợp chặt chẽ trong mỗi khâu.  Hiện nay các phương pháp điều trị gãy hở hai XCC cũng có nhiều tiến bộ, và cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về điều trị gãy hở hai XCC, nhưng ít có nghiên cứu về công tác điều dưỡng chăm sóc BN trước và sau mổ [3], [8], [13], [20]
Bên cạnh các phương pháp điều trị, việc chăm sóc của điều dưỡng viên cũng đóng góp một phần quan trọng. Công tác chăm sóc sau mổ đúng quy trình như theo dõi, thay băng vết mổ, dùng thuốc, hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng (PHCN) sau mổ… giúp BN hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nhận định đánh giá lên kế hoạch chăm sóc sai về BN, thao tác không đúng kĩ thuật sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, trong công tác chăm sóc sau mổ gãy hở hai XCC đòi hỏi người điều dưỡng viên phải có trình độ chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, kỹ năng thực hành thành thạo. 
Xuất phát từ thực trạng hiện tại và công tác chăm sóc, theo dõi BN sau phẫu thuật gãy hở hai XCC, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: 
Kết quả chăm sóc bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân tại Bệnh viện Việt Đức
Mục tiêu đề tài:
1.    Mô tả đặc điểm tổn thương trên lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí điều trị gãy hở hai xương cẳng chân ở người lớn tại Bệnh việt Việt Đức
2.    Nhận xét kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan đến điều trị gãy hở hai xương cẳng chân ở người lớn tại Bệnh việt Việt Đức

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Hồ Văn Bình (2005), “Đánh giá tác dụng khung cố định ngoài FESSA trong điều trị gãy hở xương cẳng chân tại bệnh viện Việt Đức”, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa 2, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
2.    Trần Văn Bé Bảy, Phạm Viết B. (1987). “Bàn về xử trí vết thương trong gãy hở thân xương cẳng chân”. Tổng quan và chuyên khảo ngắn Y Dược, 31/1987, 21-23.
3.    Đặng Kim Châu, Ngô Văn Toàn.  (1994). “Nhận xét về điều trị cấp cứu gãy hở hai xương cẳng chân với 198 trường hợp theo dõi trong 3 năm (1988 – 1991)”. Tạp chí ngoại khoa, 3-35.
4.    Đặng Kim Châu. (1995). “Điều trị gãy xương ở bệnh viện Việt Đức”. Hội nghị khoa học chấn thương chỉnh hình Việt Đức lần thứ nhất. Hà Nội.
5.    Mãn Thị Chinh (2014), “Nhận xét tình trạng chân đinh ở bệnh nhân gãy hở hai xương cẳng chân được điều trị bằng khung cố định ngoài Fessa tại bệnh viện Việt Đức”, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
6.    Đoàn Lê Dân và cộng sự .  (1994).  “Nhận xét bước đầu về điều trị gãy hở hai xương cẳng chân bằng găm kim Kirschner ”,  136–164.
7.    Thái Văn Di.(1977).  “Bài giảng đại cương chấn thương ”,  1, 58 – 130.
8.    Phùng Ngọc Hòa, Cao Mạnh Liệu. (1995). “Điều trị gãy hở phức tạp chi dưới bằng khung tự tạo theo mẫu khung FESSA số 1”. Tạp chí ngoại khoa, 1, 18.
9.    Phùng Ngọc Hòa. (2006). “Bài giảng bệnh học ngoại khoa tập 1”, Sách giáo khoa, 116-121. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10.    Ngô Bảo Khang. (1995). “Đóng đinh nội tủy kín trong gãy xương đùi và xương cẳng chân”. Hội nghị khoa học chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.
11.    Trịnh Văn Minh. (2004). Giải phẫu người, 1, 291 – 334. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
12.    Nguyễn Đắc Nghĩa (1994), “Điều trị gãy hở hai xương cẳng chân bằng phương pháp cố định ngoại vi tại bệnh viện Xanh pôn”. Luận văn chuyên khoa cấp 2. Đại học Y Hà Nội. Hà Nội.
13.    Phạm Đăng Ninh . (2000). “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cố định ngoài một bên bằng ép cọc ren ngược chiều trong điều trị gãy hở hai xương cẳng chân”. Tạp chí ngoại khoa, 1, 44 – 48.
14.    Phạm Đăng Ninh, Trần Đình Chiến. (2010). “ Đường hướng chuyển đổi từ Cố định ngoại vi sang đóng đinh nội tủy có chốt điều trị gãy hở thân hai xương cẳng chân”.  Tạp chí Y Học Việt Nam, 4, 140 – 146. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
15.    Phan Thanh Nam. (2014). “Đánh giá kết quả chăm sóc sau mổ gãy xương cẳng chân tại khoa Ngoại chấn thương-Bỏng, Bệnh viện Trung Ương Huế”. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng y khoa, Đại học Y Huế, Huế.
16.    Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Trung Sinh, Ngô Văn Toàn và cộng sự. (2010). Chấn thương chỉnh hình,  85-94, 447-453. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.
17.    Hà Văn Quyết, Phạm Đức Huấn. (2013). Bệnh học ngoại khoa, 88-93. 
18.    Nguyễn Quang Quyền. (1999).  Bản dịch ATLAS giải phẫu người, 475-480.
19.    Nguyễn Tiến Quyết, Trịnh Hồng Sơn, Phan Thị Dung. (2011). “Quy trình kỹ thuật điều dưỡng”, 16. Sách giáo khoa. Bộ y tế Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.
20.    Trương Xuân Quang  (2004), “Đánh giá kết quả điều trị gãy hai xương cẳng chân bằng phương pháp đóng đinh Sign kín có chốt ngang”, Luận văn thạc sỹ, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
21.    Đào Thị Thu Thảo, (2012). “Đánh giá quy trình chăm sóc vết thương ở bệnh nhân sau mổ gãy hở hai xương cẳng chân có khung cố định ngoài tại Bệnh viện Việt Đức. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
22.    Đỗ Đình Xuân.Trần Thị Thuận. “Hướng dẫn thực hành 55 kĩ. thuật điều dưỡng cơ bản”, 200. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
23.    Frank H.Netter MD. (2004). Alats giải phẫu người, 512 – 515, 518, 521
24.    Anatopoulus G., Xarchus E., Asimokopou A. (1992), “Ipsilateral fractures of the femur and tibia”. 439 – 441.
25.    Fisher C. (1994), “Issued in the treatment of open fracture”.
26.    Lance D. lortarr Jacob A, Ramadier J. O., (1978) “Extremity lengthening using combined intramadullary and external fixation”. 201. London
27.    Muller, Schneider, Weber, Willenegger. (1986), “External Fixtation Manual of external fixtation”. 367 – 410.
28.    Robert Schneider MD (1992), Manual of internal fixation.
29.    Mendosa R.M., Gustilo R.B., Williams D.N (1984), “Problems in the managerment of type III (severe) open fracture. A new classification of type III open fracture”.742 -746.
30.    Blachus PA et al (1990),  “Comments 41 patients treated for bone fractures leg openings 2 by means of a fixed outer side temporarily after switching to internal marrow nail”. Medical journals, 526 – 538, USA. 
31.    Modin M1, Ramos T, Stomberg MW 2009. “Postoperative impact of daily life after primary treatment of proximal/distal tibiafracture with Ilizarov externalfixation”. 18(24):3498-506, Journal of clinical nursing.
32.    Santy J1, Vincent M, Duffield B.Nurs Stand. 2009 Mar 4-10;23(26):50-5; quiz 56. “The principles of caring for patients with Ilizarov external fixation. Nursing standard (Royal college of Nursing, Great britain 1987.
33.    Orthop Nurs. 1983 Jan-Feb;2(1):11-5. “Nursing care of the patient with external fixation therapy”. MillerMC Orthopaedic Nursing
34.    Alina Petrica, Cristina Brinzeu, Antoniu Brinzeu, Zazvan Petrica, Mihai Lonac. 2009.”Accuracy of surgical wound infection definitions- The first step towards surveillance of surgical site infections”. 362-365. Emergency Department, Country Emergency Hospital Timisoara.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment