Kết quả chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả và một số yếu tố liên quan
Kết quả chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả và một số yếu tố liên quan
Vương Thị Được, Nguyễn Thị Tuyến, Dương Minh Tâm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 118 người bệnh được chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bach Mai năm 2020 – 2021. Kết quả thu được sau 2 tuần điều trị; 91,5% người bệnh nói chính xác ít nhất hai trong số các nguyên nhân có thể gây ra lo âu hoặc bốn trong số các dấu hiệu, triệu chứng của RLLALT, những phương pháp điều trị thích hợp và những tác dụng không mong muốn của thuốc. 80,5% người bệnh nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng của sự lo âu đang tăng dần. 54,2% người bệnh áp dụng được kỹ thuật thư giãn hoặc kỹ thuật thở sâu để kiểm soát mức độ lo âu mà không cần dùng thuốc. 57,6% người bệnh thích ứng được với các tình huống gây lo âu trong các hoạt động hàng ngày. 57,6% nêu ra được một kế hoạch đối phó với các tình huống gây lo âu trong tương lai để không xuất hiện lo âu hoặc các triệu chứng kèm theo hoặc biết cách tìm kiếm sự trợ giúp trong thời gian bị lo âu. Khả năng nhận biết dấu hiệu, triệu chứng đang tăng của người bệnh liên quan với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh và số chủ đề lo âu. Khả năng lập kế hoạch đối phó với các tình huống lo âu trong tương lai liên quan với số lần nằm viện, tình trạng phòng bệnh, sang chấn tâm lý, số chủ đề lo âu và số triệu chứng. Sự tiến triển của lo âu dưới sự điều trị và chăm sóc là tiến triển rõ rệt, sự tiến triển còn liên quan đến số lần điều trị, khả năng lập kế hoạch và khả năng ứng phó của người bệnh trước lo âu.
Rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT) được đặc trưng bởi tình trạng lo âu quá mức không kiểm soát được, lan tỏa nhiều chủ đề, không khu trú bất cứ tình huống đặc biệt nào, kéo dài trên 6 tháng.1 Đây là một rối loạn phổ biến trong lâm sàng tâm thần học, thường gặp nhất trong các rối loạn lo âu được điều trị nội trú. Tại Châu Âu, tỷ lệ 12 tháng của rối loạn lo âu lan tỏa từ 0,6 – 2,2%, ảnh hưởng tới 8,9 triệu dân số, đặc biệt khu vực châu Á tỷ lệ 12 tháng từ 3,4 – 8,6%, tỷ lệ cả đời từ 2,9 – 10,5%.2,3 Chi phí điều trị trung bình cho một trường hợp mắc rối loạn lo âu lan tỏa ở châu Âu là khoảng 2000 EU/ năm, cao hơn so với các rối loạn lo âu khác cùng nhóm, từ 300 – 1000 EU/ năm.4 Kết quả điều trị tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc của người bệnh đồng thời làm giảm chi phí y tế, chi phí xã hội. Kết quả điều trị thường không chỉ quyết định bởi phương pháp điều trị mà nó còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan khác, đặc biệt là có vai trò của công tác chăm sóc điều dưỡng như: sự gần gũi chia sẻ giúp người bệnh tin tưởng điều trị, người bệnh hiểu và nhận ra các triệu chứng của mình thuộc bệnh chuyên khoa tâm thần chứ không phải chuyên khoa cơ thể, hướng dẫn các cách ứng phó với các khó chịu do lo âu tạo ra
Nguồn: https://luanvanyhoc.com