Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ thay khớp háng nhân tạo và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật Chi dưới Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức
Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ thay khớp háng nhân tạo và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật Chi dưới Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức.Thay khớp háng nhân tạo là một phương pháp phẫu thuật để điều trị những bệnh lý khớp háng mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả. Thay khớp háng giúp giảm đau khi vận động khớp háng và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh [43]. Phẫu thuật thay khớp háng là chỉ định tối ưu cho những người bệnh bị chấn thương hay mắc bệnh lý ở chỏm hoặc cổ xương đùi hoặc ổ cối mà mọi phương pháp điều trị như kết hợp xương cho bệnh gãy cổ xương đùi hay điều trị nội khoa cho thoái hóa khớp háng mà không đạt kết quả [28].
Những người bệnh sau mổ thay khớp háng cần sự chăm sóc sát sao của người điều dưỡng, đặc biệt những ngày sau mổ còn ảnh hưởng của thuốc mê, thuốc tê, và chăm sóc cơ bản như thay đổi tư thế, vận chuyển bệnh nhân và tình trạng huyết động như chảy máu sau mổ, tụt huyết áp, trụy mạch sau mổ, choáng [39] [44]. Trong giai đoạn này là không bao giờ được để người bệnh chưa tỉnh thuốc mê nằm một mình vì người bệnh dễ bị kích động vật vã, người bệnh thường có nhiều dẫn lưu, có dẫn lưu rất quan trọng trong điều trị và nguy hiểm khi rút ống hay bị tuột ống [6]. Ngoài các chăm sóc về thể chất, việc chăm sóc tâm lý người bệnh sau mổ cũng rất quan trọng. Do đó, vai trò của người Điều dưỡng trong giai đoạn sau mổ góp phần lớn vào việc phòng các biến chứng và đạt kết quả điều trị tối ưu.
Gần đây, quan điểm chăm sóc và điều trị người bệnh có chuyển biến mà trong đó lấy người bệnh là trung tâm. Chăm sóc và đều trị người bệnh đã chuyển dần sang lĩnh vực cung cấp dịch vụ, nhưng vẫn mang tính phục vụ vô điều kiện đã đạt được kết quả tốt nhất cho đối tượng là người bệnh. Đánh giá kết quả điều trị và sự hài lòng của người bệnh là đánh giá kết quả một loại hình dịch vụ đặc biệt do những sản phẩm là sức khỏe người bệnh. Chỉ số hài lòng của người bệnh được nhiều bệnh viện các nước phát triển trên thế giới sử dụng để đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hoạch định chiếm được duy trì khách hang, tiếp thị xây dựng thương hiệu và gia tăng năng lực canh tranh. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh đã được Bộ Y Tế phê duyệt và triển khai kế hoạch từ năm 2015. [34].
Chăm sóc người bệnh thay khớp háng nhân tạo đòi hỏi người điều dưỡng phải có năng lực, vì đây là một lĩnh vực không chỉ cung cấp dịch vụ xã hội mà còn cần cả đạo đức và tình thương với người bệnh. Do đó đánh giá kết quả chăm sóc và sự hài lòng của người bệnh là tương đối phức tạp.
Việc chăm sóc người bệnh được quy định tại Thông tư 07/2011/TT- BYT hiện nay có nhiều nghiên cứu đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, trong đó đánh giá các hoạt động chăm sóc điều dưỡng như tiếp đón, hướng dẫn người bệnh, các nghiên cứu về theo dõi, đánh giá, chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh cho người bệnh, hay nghiên cứu có đề cập đến việc tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Mặt khác đối tượng chăm sóc tại viện chấn thương chỉnh hình đa phần là người bệnh sau phẫu thuật, tuy nhiên tác giả lại ít đề cập đến lĩnh vực này.
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt của cả nước. Khoa phẫu thuật Chi dưới là một trong những khoa điều trị nội trú của Bệnh viện. Năm 2021, khoa tiếp nhận điều trị 5072 người bệnh điều trị nội trú và phẫu thuật 4971 người bệnh. Tại Bệnh viện Việt Đức cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào về chăm sóc người bệnh sau Phẫu Thuật thay khớp háng nhân tạo một cách toàn diện. Việc chăm sóc tốt người bệnh sau mổ thay khớp háng nhân tạo góp một phần không nhỏ cho kết quả cuộc phẫu thuật. Chúng tôi tiến hành đề tài “Kết quả chăm sóc người bệnh sau mổ thay khớp háng nhân tạo và một số yếu tố liên quan tại khoa phẫu thuật Chi dưới Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức’’ được thực hiện nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh sau mổ thay khớp háng nhân tạo tại khoa Phẫu thuật chi dưới, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021.
2. Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………………………..1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………………..3
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lí của khớp háng ……………………………………………….3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu và cơ sinh học ……………………………………………………….3
1.2. Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo……………………………………………………………6
1.2.1. Sơ lược lịch sử……………………………………………………………………………………6
1.2.2. Cấu tạo của khớp háng nhân tạo …………………………………………………………..7
1.3. Các tai biến và biến chứng của phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo……………..10
1.3.1. Biến chứng trong mổ…………………………………………………………………………10
1.3.2. Biến chứng sớm sau mổ …………………………………………………………………….10
1.3.3. Biến chứng xa sau mổ ……………………………………………………………………….11
1.4. Tình hình phẫu thuật thay khớp háng ở bệnh nhân ở việt nam. …………………..13
1.4.1. Học thuyết Nightingale ……………………………………………………………………..14
1.4.2. Học thuyết Henderson……………………………………………………………………….15
1.4.3. Học thuyết về Orem’s ……………………………………………………………………….15
1.5. Đều dưỡng, vai trò và nhiệm vụ của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh nội trú. ..15
1.5.1. Khái niệm về điều dưỡng …………………………………………………………………..15
1.5.2. Vai trò của Điều dưỡng……………………………………………………………………..16
1.5.3. Nhiệm vụ của người điều dưỡng…………………………………………………………17
1.6. Quy trình chăm sóc sau phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo. ………………………20
1.6.1. Nhận định tình trạng người bệnh ………………………………………………………..20
1.6.2. Can thiệp của Điều dưỡng …………………………………………………………………20
1.6.3. Giảm khối lượng máu và co thắt mạch máu. ………………………………………..20
1.6.4. Biến đổi dinh dưỡng …………………………………………………………………………21
1.6.5. Khả năng nhiễm khuẩn, tổn thương da và ống dẫn lưu ………………………….21
1.6.6. Chăm sóc vết mổ………………………………………………………………………………21
1.6.7. Chăm sóc dẫn lưu……………………………………………………………………………..21
1.6.8. Phục hồi chức năng sau mổ………………………………………………………………..22
Thang Long University LibraryCHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………………..25
2.2. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………………………………..25
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu …………………………………………………………..25
2.4. Nội dung nghiên cứu……………………………………………………………………………….26
2.4.1. Hình thức thu thập số liệu ………………………………………………………………….26
2.4.2. Quy trình thu thập số liệu…………………………………………………………………..26
2.5. Biến số nghiên cứu………………………………………………………………………………….27
2.5.1. Biến số nền của đối tượng tham gia nghiên cứu……………………………………27
2.5.2. Biến số lâm sàng: ……………………………………………………………………………..27
2.5.3. Biến số cận lâm sàng:………………………………………………………………………..28
2.5.4. Biến số chăm sóc, tư vấn……………………………………………………………………28
2.5.5. Biến số liên quan:……………………………………………………………………………..29
2.6. Khái niệm thước đo và mô tả chỉ tiêu đánh giá …………………………………………..29
2.7. Quản lí, xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………………….32
2.8. Hạn chế của nghiên cứu…………………………………………………………………………..33
2.9. Sai số và cách khống chế sai số ………………………………………………………………..33
2.10. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………………………34
CHƢƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU…………………………………………………………35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………..35
3.2. Đặc điểm của người bệnh sau phẫu thuật …………………………………………………..39
3.3. Kết quả cận lâm sàng ………………………………………………………………………………42
3.4. Những hoạt động chăm sóc người bệnh …………………………………………………….44
3.5. Hoạt động hướng dẫn tư vấn cho người bệnh và gia đình nb …………………………….44
3.6. Sự hài lòng của người bệnh ……………………………………………………………………..45
3.7. Phân loại kết quả chăm sóc………………………………………………………………………46
3.8. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh …………………………………46
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………………….52
4.1. Đặc điểm của nhóm người bệnh nghiên cứu ………………………………………………52
4.1.1. Tuổi và giới ……………………………………………………………………………………..52
4.1.2. Nghề nghiệp, nơi sống, trình độ học vấn ……………………………………………..53
4.1.3. Thời gian phẫu thuật …………………………………………………………………………53
4.1.4. Các bệnh lý khác kèm theo ………………………………………………………………..544.2. Đặc điểm lâm sàng trước và trong phẫu thuật …………………………………………….54
4.2.1. Nguyên nhân tổn thương dẫn đến PT thay khớp háng……………………………54
4.2.2. Phương pháp phẫu thuật…………………………………………………………………….55
4.3. Đặc điểm người bệnh và kết quả hoạt động chăm sóc điều dưỡng sau phẫu thuật …….55
4.3.1. Dấu hiệu sinh tồn ……………………………………………………………………………..56
4.3.2. Chảy máu sau mổ……………………………………………………………………………..56
4.3.3. Đau sau mổ………………………………………………………………………………………57
4.3.4. Buồn nôn, nôn ………………………………………………………………………………….57
4.3.5. Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu vết mổ……………………………………………………58
4.3.6. Công tác chăm sóc dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu ……………………59
4.3.7. Vận động phòng cứng khớp và dự phòng huyết khối tĩnh mạch ……………..59
4.3.8. Các hoạt động tư vấn giáo dục trước và sau khi ra viện …………………………61
4.4. Kết quả chăm sóc và điều trị bệnh nhân thay khớp háng ……………………………..62
4.5. Một số yếu tố liên quan đến quá trình chăm sóc và kết quả điều trị ………………63
4.6. Bàn luận về điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu ……………………………………..65
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………………66
KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………………….68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………35
Bảng 3.2. Thời gian phẫu thuật của đối tượng nghiên cứu ……………………………………37
Bảng 3.3. Số ngày nằm viện của đối tượng nghiên cứu ………………………………………..38
Bảng 3.4. Bệnh lý mắc kèm của đối tượng nghiên cứu …………………………………………38
Bảng 3.5. Nguyên nhân tổn thương dẫn đến phẫu thuật thay khớp háng …………………38
Bảng 3.6. Phương pháp phẫu thuật……………………………………………………………………..39
Bảng 3.7. Biểu hiện lâm sàng của NB Sau phẫu thuật…………………………………………..39
Bảng 3.8. Số Người bệnh được sử dụng giảm đau sau mổ và phương pháp giảm đau
sau mổ. ……………………………………………………………………………………………40
Bảng 3.9. Tình trạng buồn nôn và nôn ………………………………………………………………..40
Bảng 3.10. Tình trạng vết mổ…………………………………………………………………………….41
Bảng 3.11. Tình trạng chân dẫn lưu ……………………………………………………………………41
Bảng 3.12. Mức độ vận động của NB sau mổ………………………………………………………42
Bảng 3.13. Kết quả cận lâm sàng ……………………………………………………………………….42
Bảng 3.14 Tâm lý người bệnh sau mổ ………………………………………………………………..42
Bảng 3.15. Tình trạng giấc ngủ người bệnh sau mổ …………………………………………….43
Bảng 3.16. Một số biến chứng sau PT ………………………………………………………………..43
Bảng 3.17. Những hoạt động chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ………………………..44
Bảng 3.18. Hoạt động hướng dẫn tư vấn cho người bệnh và gia đình NB ……………….44
Bảng 3.19. Kết quả hài lòng của người bệnh ………………………………………………………45
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm chung với KQCS …………………………………..46
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa BHYT, KQ điều trị với KQCS ………………………………47
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian phẫu thuật với KQCS …………………………….47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa số ngày nằm viện với KQCS ………………………………..48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa bệnh lý kèm với KQCS ………………………………………..48
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa hoạt động chăm sóc với KQCS …………………………….49
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tư vấn,hướng dẫn với KQCS ………………………………..50DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………….35
Biểu đồ 3.2. Nơi sinh sống của đối tượng nghiên cứu …………………………………………..36
Biểu đồ 3.3. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………36
Biểu đồ 3.4. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ……………………………………..37
Biểu đồ 3.5. Tình trạng sonde tiểu ……………………………………………………………………..41
Biểu đồ 3.6. Kết quả chăm sóc của đối tượng nghiên cứu ……………………………………..4
Nguồn: https://luanvanyhoc.com