Kết quả chăm sóc tại chỗ bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp proetz

Kết quả chăm sóc tại chỗ bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp proetz

Kết quả chăm sóc tại chỗ bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp proetz tại khoa khám bệnh bệnh viện Tai Mũi Họng TW năm 2015.Viêm mũi xoang (VMX) là một trong những bệnh hay gặp nhất trong chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tiến triển kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và khả năng học tập, lao động. VMX còn có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh [6],[7],[8]. Theo một thống kê trong 5 năm tại viện Tai-Mũi-Họng Trung Ương [10], trong tổng số các bệnh nhân đến khám chữa bệnh vì VMX, độ tuổi lao động từ 16-50 chiếm gần 87%. Trên thế giới, VMX cũng là một bệnh rất phổ biến, được coi là có tỷ lệ mắc cao hơn cả viêm khớp và cao huyết áp, Kaliner MA báo cáo năm 1997 rằng VMX gặp ở gần 15 % dân số Mỹ (khoảng 30 triệu người). Tại châu Âu ước tính khoảng 5% dân số bị bệnh viêm xoang [13],[21].

Để chẩn đoán xác định bệnh VMX phải dựa vào lâm sàng, nội soi, cận lâm sàng. Điều trị viêm mũi xoang có nhiều phương pháp tùy theo triệu chứng và mức độ bệnh nặng nhẹ, cấp tính hay đã trở thành mạn tính, có biến chứng hay không. Vấn đề chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang, đặc biệt bằng phương pháp Proetz có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng mũi xoang của bệnh nhân ngày càng Tốt hơn. Ngày nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vấn đề điều trị cho bệnh nhân viêm mũi xoang, vấn đề chăm sóc tại chỗ cũng được các nghiên cứu gia quan tâm đến. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về vấn đề chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang cũng được coi là ưu tiên để có thể đánh giá được vai trò quan trọng trong công tác điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bệnh viện Tai- Mũi- Họng Trung Ương là bệnh viện chuyên khoa lớn nhất tại Việt Nam. Tại đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các ứng dụng trong điều trị cũng như chăm sóc cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vai trò của công tác chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang vẫn chưa nhiều. Xuất phát từ vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả chăm sóc tại chỗ bênh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp Proetz tại khoa Khám bệnh bệnh viện Tai – Mũi – Họng trung ương năm 2015” với hai mục tiêu chính :

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm mũi xoang điều trị tại Bệnh viện Tai – Mũi –Họng trung ương năm 2015.

2. Kết quả chăm sóc tại chỗ cho bênh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp Proetz điều trị tại Bệnh viện Tai – Mũi –Họng trung ương năm 2015.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………………………….1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU …………………………………………………………….3

1.1. Một số điểm cơ bản về giải phẫu ứng dụng và giải phẫu nội soi mũi-xoang. … 3

1.1.1. Hốc mũi …………………………………………………………………………………….3

1.1.2. Các xoang cạnh mũi ……………………………………………………………………4

1.1.3. Sinh lý mũi xoang ……………………………………………………………………..6

1.2. Bệnh viêm mũi xoang …………………………………………………………………………. 7

1.2.1. Viêm mũi xoang là gì ………………………………………………………………….7

1.2.2. Triệu chứng ……………………………………………………………………………….7

1.2.3. Chẩn đoán ……………………………………………………………………………….10

1.2.4. Điều trị ……………………………………………………………………………………10

1.3. Vai trò của chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương

pháp Proetz ……………………………………………………………………………………. 11

1.3.1. Nguyên tắc khi tiến hành phương pháp Proetz ……………………………..11

1.3.2. Chỉ định, chống chỉ định phương pháp Proetz ……………………………..11

1.3.3. Tiến hành ………………………………………………………………………………..11

1.3.4. Chuẩn bị dụng cụ ……………………………………………………………………..12

1.3.5. Thuốc dùng ……………………………………………………………………………..12

1.3.6. Cách làm …………………………………………………………………………………12

1.3.7. Tai biến …………………………………………………………………………………..12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………….13

2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 13

2.1.1. Phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………..13

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………………..13

2.2. Các thông số nghiên cứu …………………………………………………………………… 13

2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu ………………………………………………………….. 14

2.3.1. Xây dựng bệnh án mẫu và thu thập số liệu theo các tiêu chí ………….14

2.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả sau chăm sóc ……………………………….14

2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau chăm sóc: ………………………………….15

2.4. Phương pháp xử lý số liệu …………………………………………………………………. 16

2.5. Đạo đức nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………17

3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân ……………………………………………………………. 17

3.2. Đặc điểm triệu chứng cơ năng ……………………………………………………………. 18

3.3. Triệu chứng thực thể…………………………………………………………………………. 18

3.4. Chẩn đoán ……………………………………………………………………………………….. 20

3.5. Kết quả sau chăm sóc tại chỗ bệnh viêm mũi xoang……………………………… 20

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………..25

4.1. Đặc điểm chung ……………………………………………………………………………….. 25

4.1.1. Tuổi ………………………………………………………………………………………..25

4.1.2. Giới ………………………………………………………………………………………..25

4.2. Các triệu chứng cơ năng ………………………………………………………………25

4.3. Triệu chứng thực thể…………………………………………………………………………. 26

4.3.1. Tình trạng chung hốc mũi ………………………………………………………….26

4.3.2. Cuốn giữa ………………………………………………………………………………..27

4.3.3. Mỏm móc: ……………………………………………………………………………….27

4.3.4. Bóng sàng………………………………………………………………………………..27

4.3.5. Tình trạng niêm mạc khe giữa ……………………………………………………28

4.4. Chẩn đoán bệnh nhân Viêm mũi xoang ………………………………………………. 28

4.5. Đánh giá kết quả sau chăm sóc tại chỗ ………………………………………………… 29

4.5.1. Đánh giá kết quả dựa trên các triệu chứng cơ năng ……………………….29

4.5.2. Đánh giá kết quả dựa trên các triệu chứng thực thể ………………………30

4.5.3. So sánh kết quả sau chăm sóc tại chỗ với chẩn đoán ban đầu …………31

KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………………….35

KIẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………………………36

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Leave a Comment