KẾT QUẢ CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH NHI SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC NHI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
KẾT QUẢ CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH NHI SAU PHẪU THUẬT TIM MỞ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC NHI BỆNH VIỆN TIM HÀ NỘI
Doãn Thị Nga1, Lưu Tuyết Minh2
1 Bệnh viện Tim Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả chăm sóc và theo dõi bệnh nhi sau phẫu thuật tim mở của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tới thời gian điều trị bệnh nhi sau phẫu thuật tim mở tại khoa Hồi sức tích cực nhi bệnh viện Tim Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 người bệnh nhi phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh tại khoa Hồi sức tích cực Nhi bệnh viện Tim Hà Nội. Tuổi từ 0- 15 tuổi. Thời gian từ tháng 8/ 2021 đến tháng 3/ 2022. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: Từ tháng 8/ 2021 đến tháng 3/ 2022, nghiên cứu 150 người bệnh nhi phẫu thuật tim mở tim bẩm sinh. Lứa tuổi được phẫu thuật nhiều nhất là 1 tháng- 12 tháng tuổi (54,7%), Thông liên thất 52 ca (34,7%), tứ chứng Fallot 18 ca (12,0%). Có 4 người bệnh tử vong. Thời gian điều trị trung vị tại khoa Hồi sức tích cực nhi là 4 ngày. Các yếu tố: tuổi nhóm tuổi < 2 tháng, tình trạng suy dinh dưỡng, phân loại RACHS-1 từ 4-6, thời gian rút nội khí quản có mối liên quan đến thời gian nằm điều trị.
Hiện nay, bệnh lý tim bẩm sinh ngày càng trở nên phổ biến trong nhóm bệnh lý nhi khoa. Tỷ lệ mắc tim bẩm sinh ở trẻ em trên thế giới khoảng 0,7-1%(7). Ở Việt Nam, theo một số báo cáo của Bệnh viện Nhi Trung Ương, tỷ lệ TBS khoảng 1,5% trẻ vào viện và khoảng 30-50% trong số trẻ bệnh tim mạch(1). Bệnh TBS ở trẻ em nếu không được phẫu thuật sẽ có nhiều biến chứng nghiêm trọng như: tăng áp phổi, suy tim,… dẫn tới tử vong trước khi phẫu thuật. Vì vậy, trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh nặng cần phải can thiệp, phẫu thuật ngay. Sau phẫu thuật, trẻ được đưa về khoa Hồi sức để chăm sóc và điều trị trước khi chuyển khoa hoặc ra viện. Việc hồi sức sau mổ rất quan trọng giúp ổn định huyết động và xử trí các bất thường của trẻ sau khi mổ. Điều dưỡng với chức năng và nhiệm vụ của mình đã có vai trò quan trọng góp phần không nhỏ vào thành công của công tác điều trị, chăm sóc, hồi sức bệnh nhân sau mổ. Theo Burstein DS và cộng sự năm 2011 đã nghiên cứu cho thấy điều dưỡng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả của bệnh nhân sau phẫu thuật tim. Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa của Thành phố Hà Nội, dẫn đầu trong phẫu thuật và điều trị sau phẫu thuật bệnh TBS với quy trình khép kín từ sàng lọc, chẩn đoán, phẫu thuật, chăm sóc sau mổ, tái khám. Tỷ lệ phẫu thuật thành công trên 90%. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ghi nhận và đánh giá tình hình chăm sóc, theo dõi bệnh nhi sau phẫu thuật tim mở tại kkhoa Hồi sức tích cực nhi của bệnh viện
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chăm sóc, mổ tim mở, hồi sức nhi
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Bàng (2013). Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học Hà Nội
2. Vương Hoàng Dung (2020), Đánh giá mối liên quản của chỉ số thuốc vận mạch- cường tim ( VIS) với tình trạng bệnh nhân nhi sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Minh Điển, Trịnh Xuân Long, Nguyễn Thanh Liêm ( 2014). Kết quả phẫu thuật tim mở tại bệnh viện Nhi Trung Ương, tạp chí y học thực hành, 3(908). 55-58.
4. Vũ Thị Phương, Đặng Thị Hải Vân (2017). Nghiên cứu mô hình bệnh tim bẩm sinh điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Trung ương. Y học thực hành, 62 (10), 440-445
5. Huỳnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thu Trang, Phan Vũ Minh Phương và cộng sự (2013). Khảo sát công tác chăm sóc bệnh nhi sau mổ tim mở tại đơn vị Hồi sức Tim, bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 02/2010 đến 02/2013. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 17(3), 1-6.
6. Dương Khánh Toàn (2016), Nhận xét quá tải dịch trong hồi sức sau phẫu thuật tim mở Tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com