KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ HẸP, TẮC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TRÊN BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO

KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ HẸP, TẮC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TRÊN BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO

KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ HẸP, TẮC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TRÊN BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO
Dương Đinh Bảo1, Trần Quyết Tiến1
TÓM TẮT :
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của can thiệp nội mạch điều trị bệnh lý hẹp, tắc tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo qua cầu nối động – tĩnh mạch ở tay cùng bên.

Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả các bệnh nhân bị hẹp, tắc tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo được can thiệp nội mạch (nong bóng, đặt stent) tại khoa Phẫu thuật Mạch máu, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019.

Kết quả: Chúng tôi đã thực hiện 32 trường hợp tạo hình tĩnh mạch trung tâm với gây tê tại chỗ qua đường vào là cầu nối động – tĩnh mạch ở tay cùng bên. Tuổi trung bình là 55,6 ± 3,2, tỉ lệ nam/nữ là 1,67/1. Chỉ định can thiệp lần lượt là phù tay (100%), đau tay (75%), loạn dưỡng da (50%), dãn tĩnh mạch nông vùng cổ, mặt cùng bên (50%). Trong đó có 62,5% số bệnh nhân đã được đặt ống thông tĩnh mạch vùng cổ để chạy thận cùng bên với thương tổn. Mỗi ca can thiệp cần thời gian trung bình khoảng 66,3 ± 6,2 phút. Có 6 trường hợp cần phải đặt stent sau khi nong bóng không hiệu quả. Thành công về kỹ thuật đạt 87,5%. Không có biến chứng lớn hay tử vong sau thủ thuật. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện rõ rệt sau thủ thuật trong tất cả các trường hợp. Thời gian nằm viện trung bình sau can thiệp khoảng 2,5 ± 0,8 ngày. Sau 6 tháng, có đến 10 trường hợp (31,3%) cần phải can thiệp lại.

Kết luận: Can thiệp nội mạch điều trị hẹp, tắc tĩnh mạch trung tâm là an toàn, hiệu quả vì thành công về kỹ thuật cao, tỉ lệ biến chứng thấp, thời gian tiến hành thủ thuật và nằm viện sau thủ thuật ngắn. Tuy nhiên, bệnh có tỉ lệ tái phát cao, cần phải theo dõi thường xuyên và can thiệp lại khi cần để duy trì lưu thông dài hạn.

Số người mắc suy thận mạn (STM) trên thế giới và trong nước đang ngày một gia tăng. Đối với Việt Nam, với tỷ lệ mắc khoảng 900 người/1triệu dân, ước tính có 72.000 bệnh nhân STM giai đoạn cuối cần điều trị thay thế thận suy(1). Người bệnh sẽ tử vong nếu không được điều trị thay thế thận suy bằng 1 trong 3 phương pháp: chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận. Để chạy thận lâu dài, bệnh nhân thường được phẫu thuật tạo thông nối động – tĩnh mạch.

KẾT QUẢ CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ HẸP, TẮC TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TRÊN BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO

Leave a Comment