KẾT QUẢ CỦA HÓA DỰ PHÒNG Ở BỆNH NHÂN THAI TRỨNG NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

KẾT QUẢ CỦA HÓA DỰ PHÒNG Ở BỆNH NHÂN THAI TRỨNG NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

KẾT QUẢ CỦA HÓA DỰ PHÒNG Ở BỆNH NHÂN THAI TRỨNG NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Trần Nhật Huy*, Võ Minh Tuấn*, Lê Tự Phương Chi*
TÓM TẮT :
Mục tiêu: So sánh tỷ lệ tân sinh nguyên bào nuôi của bệnh nhân hậu thai trứng nguy cơ cao giữa hai nhóm có và không có hóa dự phòng sau 6 tháng theo dõi tại bệnh viện Từ Dũ Tp.HCM.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên toàn bộ bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao nhập bệnh viện Từ Dũ từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2012. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm:56 được hóa dự phòng với phác đồ MTX – FA, 112 chỉ theo dõi mà không hóa dự phòng. Kết quả được đánh giá bằng việc so sánh tỷ lệ tân sinh nguyên bào nuôi giữa hai nhóm sau 6 tháng theo dõi.

Kết quả: Tỷ lệ TSNBN ở nhóm hóa dự phòng là 14,3% so với 25% của nhóm theo dõi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với giá trị P > 0,05 (KTC 95% = 0,67 – 3,45). Thời gian βhCG âm tính ở hai nhóm hóa dự phòng và theo dõi lần lượt là 8,5 ± 2,3 tuần và 9,5 ± 2,1 tuần,P > 0,05. Các tác dụng ngoại ý với phác đồ MTX – FA thường gặp bao gồm: Buồn nôn (39,3%), chán ăn (37,5%), khô miệng (37,5%).

Kết luận:Việc sử dụng hóa dự phòng không làm giảm tỷ lệ tân sinh nguyên bào nuôi ở các bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao sau 6 tháng theo dõi.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment