Kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Quế Phong

Kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Quế Phong

Kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Quế Phong – Tỉnh Nghệ An năm 2013.Kể từ khi các nhà khoa học Pháp ở viện Pasteur Paris lần đầu tiên phân lập được virus HIV từ máu một bệnh nhân AIDS vào năm 1983, trải qua ba thập kỷ đối phó với đại dịch có quy mô lớn và diễn biến phức tạp, đến nay HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục là một đại dịch nguy hiểm toàn cầu. Theo báo cáo của UNAIDS năm 2014, trong năm 2013 trên thế giới có 35 triệu người đang sống chung với HIV [1]. Tính tới tháng 6/2014, trên thế giới đã có 13,6 triệu người được nhận liệu pháp điều trị kháng virus (ARV), vẫn còn hơn 22 triệu người đang sống chung với HIV/AIDS mà không được điều trị [2].

Dịch HIV ở Việt Nam hiện nay vẫn trong giai đoạn tập trung, chủ yếu ở nhóm có hành vi nguy cơ cao, đó là những người nghiện chích ma túy (NCMT), phụ nữ bán dâm (PNBD) và nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh tính đến ngày 30/9/2014, toàn quốc hiện có 224223 trường hợp báo cáo hiện nhiễm HIV trong đó số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 69617 [3]. Mới xuất hiện ở Việt Nam trong vòng hơn 20 năm nhưng HIV/AIDS đã gia tăng một cách nhanh chóng cả về số lượng người nhiễm cũng như độ bao phủ trên cả nước.
Hiện nay đại dịch HIV/AIDS đã có mặt gần như trên mọi vùng miền đất nước kể cả những khu vực khó khăn, vùng núi cao, vùng sâu vùng xa. Vấn đề nhiễm HIV/AIDS trong nhóm dân tộc thiểu số (DTTS) là vấn đề y tế công cộng đang nổi lên ở nước ta. Phần lớn khu vực DTTS sinh sống lại có nhiều nguy cơ tiềm tàng lây lan dịch HIV/AIDS như trồng và sử dụng cây thuốc phiện, buôn bán và vận chuyển ma túy, lạm dụng chất ma túy, mại dâm qua biên giới [4]. Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, từ năm 2006, việc thành lập các phòng khám ngoại trú (PKNT) cho người nhiễm HIV nhằm tư vấn, chăm sóc và điều trị bằng các thuốc ARV tại nhiều tỉnh thành đóng vai trò quan trọng, góp phần gia tăng số người được tiếp cận điều trị ARV, nâng cao hiệu quả điều trị và giảm đáng kể số tử vong do các bệnh liên quan đến HIV/AIDS hàng năm.
Huyện Quế Phong là huyện miền núi biên giới phía tây tỉnh Nghệ An, một trong những điểm nóng mới của tỉnh về tệ nạn xã hội và HIV/AIDS. Việc triển khai các chương trình can thiệp cộng đồng phòng chống HIV/AIDS cũng như theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả các chương trình này đang đối mặt với nhiều khó khăn về địa lý, dân trí, kinh tế, phong tục tập quán và những tệ nạn xã hội đang gia tăng đặc biệt ở nhóm DTTS. Năm 2013, PKNT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã được thành lập nhằm mục đích chăm sóc, điều trị và cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ cần thiết đảm bảo việc tuân thủ điều trị đạt hiệu quả cao, giảm kỳ thị và hoà nhập cộng đồng cho người nhiễm HIV/AIDS. Qua hơn một năm đi vào hoạt động, việc đánh giá kết quả điều trị ARV tại PKNT huyện Quế Phong là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu: “Kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HTV/ATDS tại phòng khám ngoại trú huyện Quế Phong – Tỉnh Nghệ An năm 2013” với hai mục tiêu sau:
1.    Đánh giá kết quả điều trị AR V trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An từ 01/2013 —12/2013.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An từ 01/2013 -12/2013. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HTV/ATDS tại phòng khám ngoại trú huyện Quế Phong – Tỉnh Nghệ An năm 2013
1.    UNAIDS (2014), Fast-Track Ending the AIDS epidemic by 2030.
2.    UNAIDS (2014), The Gap report: Beginning of the end of the AIDS epidemic.
3.    Bộ Y tế (2014), Báo cáo số 1133/BC-BYT về công tác phòng chống HIV/AIDS tính đến 30/9/2014.
4.    Bộ Y tế (2006), Tỷ lệ nhiễm HIV, giang mai và các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
5.    Lê Minh Tuấn (2008), Nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ngoại trú và một số yếu tố liên quan ở 6 quận huyện thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà nội.
6.    Mandell và Gerald L (2004), Principles and Practice of Infectious Disease, Sixth Edition Churchill Livingstone.
7.    Chính phủ (2007), Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS.
8.    Bộ Y tế (2009), “Quyết định số 3003/QĐ – BYT ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus “.
9.    Bộ Y tế (2011), Quyết định 4139 QĐ/BYT về việc sửa đổi bổ sung một số nội dung trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ban hành kèm theo quyết định số 3003 QĐ/BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
10.    Bộ Y tế (2006), Hướng dẫn điều trị HIV/AIDS bằng thuốc kháng virus.
11.    Khổng Minh Quang (2010), Đánh giá kết quả điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú bệnh viện nhiệt đới trung ương, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
12.    Tiêu Thị Thu Vân, Nguyễn Xuân Anh Dũng, Tôn Nữ Nguyên Ánh và các cộng sự. (2011), Hành trình 30 năm thế giới phòng chống HIV/AIDS và đáp ứng của thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo tại Hội nghị của Hội Y tế Công cộng Thành phố Hồ Chí Minh.
13.    Rappold M, Rieger A và Steuer A (2014), “Treatment modification in HIV- Infected individuals starting antiretroviral therapy between 2011 and 2014 “,
Journal of the International AIDS Society, 17(3), tr. 167-69.
14.    WHO (2013), Consolidated guidelines on the use of antiretroviral drugs for treating and preventing HIV infection.
15.    Bộ Y tế (2014), Báo cáo số 430 – BC/BY về tình hình nhiễm HIV/AIDS và kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 4 tháng đầu năm 2014.
16.    Cục phòng chống HIV/AIDS (2011), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2011, Hà Nội.
17.    Dự án phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (2007), Tài liệu Khung chính sách dân tộc thiểu số về phòng chống HIV/AIDS.
18.    Dự án phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (2011), Báo cáo hội nghị tổng kết dự án giai đoạn 2010-2012.
19.    Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS (Ban hành kèm theo quyết định số 3003/QĐ-BYT ngày 19/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
20.    Bộ Y tế (2013), Báo cáo số 506-BC-BY ngày 4//7/2013 về công tác phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012 và trọng tâm kế hoạch 6 tháng cuối năm 2013.
21.    UBQG về phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm (2012), Quế Phong: Vùng đất khốn khó thêm khốn khó, truy cập ngày 20/5/2015, tại trang web http://tiengchuong.vn/HIVAIDS/Que-Phong-Vung-dat-khon-kho- them-khon-kho.
22.    Bussmann H, Wester CW và Thomas A. (2009), “Response to zidovudine/didanosine -containing combination antiretroviral therapy among HIV – 1 subtype C – infected adults in Botswana: two years outcomes from a randomized clinical trial”, Journal of Acquired Immune Deficiency Syndromes, 51(1), tr. 37 – 46.
23.    Talam N.C, Gatongi P và Rotich J (2008), “Factor effecting antiretroviral drug adherence among HIV/AIDS adults patients attending HIV/AIDS clinic at Moi Teaching and Referral Hospital, Eldoret, Kenya”, East African Journal Public Health, 5 (2), tr. 74 – 8.
24.    Camelia P, Francois R và Perrine R (2009), “Factors asociated with non-adherence to long- term highly active antiretroviral therapy: a 10 year follow-up anlalysis with correction für the bias induced by missing data”, Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 64(3), tr. 599 – 606.
25.    Amberbir A, Woldemichael K và Getachew S (2008), “Predictors of adherence to antiretroviral therapy among HIV – infected persons: a prospective study in Southwest Ethiopia”, BioMed Central Public Health, 8:265.
26.    Wasti S.P (2012), “Factors influencing adherence to antiretroviral treatment in Nepal: a mixed – methods study”, PLOS One, 7 (5), tr. e35547.
27.    Uzochukwu B.S, Onwujekwe O.E và Onoka A.C (2009), “Determinants of non – adherence to subsidized antiretroviral treatment in southeast Nigeria”, Health Policy Plan, 24 (3), tr. 189 – 96.
28.    Nguyễn Văn Kính (2010), Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc kháng virut HIV (ARV) tại Việt Nam, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, Báo cáo hội nghị khoa học Quốc gia về HIV/AIDS lần thứ IV, Hà Nội.
29.    Tạ Thị Lan Hương (2012), Đánh giá sự tuân thủ điều trị ARV và một số yếu tố liên quan ở người nhiễm HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú tỉnh Ninh Bình năm 2012, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y tế công cộng.
30.    Hà Thị Minh Đức và Lê Vinh (2010), “Kiến thức, thực hành về tuân thủ điều trị ARV ở bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận 10 thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14(1), tr. 163 – 167.
31.    Hồ Thị Hiền và Hoàng Văn Thuyết (2012), “Tuân thủ điều trị ARV và các yếu tố ảnh hưởng trên đối tượng AIDS tiêm chích ma tuý”, Tạp chí Y tế công cộng, 25(25), tr. 50-57.
32.    Cổng thông tin điện tử huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An (2011), Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Quế Phong, truy cập ngày 20/5/2015, tại trang web http://quephong.nghean.gov.vn/.
33.    Nguyễn Văn Tư (2012), “Đánh giá tác dụng phụ thuốc ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú trung tâm phòng chống HIV/AIDS Bình Thuận năm 2012 “, Tạp chí Y học Thực hành, 889+890, tr. 324 – 328.
34.    Bộ Y tế (2013), Báo cáo số 06/BC – BYT tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định hướng kế hoạch năm 2014.
35.    Nguyễn Thị Hồng Anh (2014), Thực trạng tuân thủ điều trị ARV của người nhiễm HIV/AIDS và một số yếu tố liên quan tại cơ sở điều trị ngoại trú HIV/AIDS ở Hà Nội năm 2013, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Hà Nội.
36.    Shisana O, Rehle T, Simbayi L.C và các cộng sự. (2009), South African nation HIV prevalence, incidence, behaviour and communication surveey 2008: a turning tide among teenagers?, Human Sciences Research Councili Press.
37.    Trần Thị Xuân Tuyết (2008), “Đánh giá kết quả hoạt động tư vấn và điều trị ARV cho người nhiễm HIV tại Quận Tây Hồ HN năm 2008 “, Tạp chí Y học Thực hành, 816, tr. 154 – 157.
38.    Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Nghiên cứu thực trạng điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú quận Đống Đa, Hà Nội giai đoạn 2006 – 2012, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Y Hà Nội.
39.    Huy V.N, Giang M.L và Son M.N (2012), “The effect of participatory community communication on HIV preventive behaviors among ethnic minority youth in central Vietnam”, BioMed Central Public Health, 12:170.
40.    Dự án phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam (2012), Báo cáo kết quả đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi và hiệu quả can thiệp giảm thiểu yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm đồng bào dân tộc thiểu số 15-49 tuổi tại Việt Nam giai đoạn 2006-2012.
41.    Phạm Đăng Quyền (2011), Thực trạng và hiệu quả can thiệp cộng đồng về chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá Luận án Tiến sĩ y học, Trường Đại Học Y Dược Huế.
42.    Vũ Công Thảo (2011), Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam năm 2009-2010, Luận án tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
43.    Vũ Thị Hồng Ngọc (2009), Đánh giá sự hài lòng của người đang điều trị ARV ngoại trú về chất lượng dịch vụ tư vấn và điều trị tại trung tâm y tế quận Đống
Đa – Hà Nội năm 2009, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, trường Đại học Y tế công cộng.
44.    Nguyễn Thị Thu Phương (2009), Đánh giá kết quả hoạt động chăm sóc và điều trị ARV cho người nhiễm HIV/AIDS tại trung tâm Y Tế quận Đống Đa – Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
45.    Nguyễn Văn Kính (2013), Đánh giá kết quả điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ tháng 10/2007 đến 4/2012Hội nghị khoa học Truyền nhiễm và HIV/AIDS.
46.    Nguyễn Hữu Chí (2008), “Đặc điểm kháng ARV của bệnh nhân AIDS thất bại điều trị với HAART tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 12(1), tr. 110-118.
47.    WHO (2009 ), HIV/AIDS in the South East Asia Region
48.    Hoàng Vũ Hùng (2014), “Một số nhận xét đáp ứng lâm sàng và tế bào TCD4 ở bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị bằng TENOFOVIR + LAMIVUDIN + EFAVIRENZ tại Bệnh viện Quân Y 103 “, Tạp chí Y Dược Quân sự, 5, tr. 129 – 135.
49.    Phan Văn Điền (2014), Đánh giá kết quả điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS tại Phòng khám Ngoại trú – Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Báo cáo Hội nghị Khoa học kỹ thuật năm 2014
50.    Nguyễn Đình Tuấn (2012), Đánh giá một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị thuốc ARV tại phòng khám ngoại trú ở Đăk Lắk năm 2012 Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
51.    Trần Quốc Tuấn (2012), “Tuân thủ điều trị ARV trên nhóm nghiện chích ma túy tại các phòng khám ngoại trú HIV/AIDS tại Hà Nội năm 2012”, Tạp chí Y học Thực hành, 889+890, tr. 265 -268.
52.    Tuller D.M, Bangsberg D.R và Senkungu J (2010), “Transportation Costs Impede Sustained Adherence and Access to HAART in a Clinic Population in Southwestern Uganda: A Qualitative Study”, AIDS Behavior, 14 (4), tr. 778 – 84.
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1    Các khái niệm cơ bản    3
1.1.1    HIV/AIDS    3
1.1.2    ARV    4
1.2     Tình hình dịch HIV/AIDS và điều trị ARV trên thế giới    7
1.3     Tình hình dịch HIV/AIDS và điều trị ARV tại Việt Nam    11
1.3.1    Tình hình chung    11
1.3.2    Tại địa bàn nghiên cứu    14
1.4    Các nghiên cứu về điều trị ARV    16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1    Địa điểm nghiên cứu    18
2.2    Đối tượng nghiên cứu    19
2.3    Thời gian nghiên cứu    19
2.4    Phương pháp nghiên cứu    19
2.4.1    Thiết kế nghiên cứu    19
2.4.2    Cỡ mẫu và cách chọn mẫu    20
2.4.3    Biến số, chỉ số nghiên cứu    20
2.5    Phương pháp và công cụ thu thập    22
2.6    Quản lý và phân tích số liệu    22
2.7    Sai số và cách khắc phục    22
2.8    Đạo đức nghiên cứu    23
2.9    Hạn chế nghiên cứu    23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    24
3.1    Đánh giá kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS    24
3.1.1    Thông tin chung    24
3.1.2    Kết quả điều trị ARV    26 
3.2    Một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị ARV    29
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN    34
4.1    Kết quả điều trị ARV trên bệnh nhân HIV/AIDS    34
4.1.1    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    34
4.1.2    Kết quả điều trị ARV    38
4.2    Một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị ARV    40
KẾT LUẬN    45
KHUYẾN NGHỊ    46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung của bệnh nhân theo tuổi, dân tộc, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân    24
Bảng 3.2. Nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS    25
Bảng 3.3 Tỷ lệ tăng cân, hết nhiễm trùng cơ hội và tăng số lượng tế bào CD4 sau 6 tháng và 12 tháng điều trị     28
Bảng 3.4.    Tỷ lệ hiểu biết đúng về thuốc ARV    29
Bảng 3.5.    Khoảng cách từ nhà tới phòng khám và tuân thủ điều trị    30
Bảng 3.6.    Tình trạng hôn nhân và tuân thủ điều trị của bệnh nhân    30
Bảng 3.7.    Tình trạng được hỗ trợ chăm sóc và tuân thủ điều trị    31
Bảng 3.8. Nguyên nhân tái khám sai lịch hẹn     32
Bảng 3.9. Một số thông tin bệnh nhân được tư vấn tại cơ sở điều trị
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.    Phân bố bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS theo giới tính    25
Biểu đồ 3.2.    Tình trạng nhiễm trùng cơ hội chính của bệnh nhân    26
Biểu đồ 3.3.    Giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân trước và sau 12 tháng điều trị ….27
Biểu đồ 3.4. Nhóm số lượng CD4 của bệnh nhân trước và sau 12 tháng điều trị .27
Biểu đồ 3.5.    Tỷ lệ tuân thủ điều trị ARV    29
Biểu đồ 3.6.    Hình thức hỗ trợ tuân thủ điều trị    31
Biểu đồ 3.7.    Tình trạng tuân thủ của bệnh nhân với lịch hẹn khám lại    32
Biểu đồ 3.8. Tình trạng tuân thủ điều trị của bệnh nhân theo phác đồ điều trị    33

Leave a Comment