Kết quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ có pembrolizumab
Luận án tiến sĩ y học Kết quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ có pembrolizumab.Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây. Theo GLOBOCAN năm 2020 trên toàn thế giới có hơn 2,206 triệu số ca mắc mới, đứng hàng thứ 2 sau ung thư vú, chiếm tổng số 11,4% bệnh nhân ung thư. Năm 2020, Việt Nam phát hiện 26.262 (14,4%) ca mắc mới, và 23.797 trường hợp ung thư phổi tử vong. Đây thật sự là gánh nặng cho ngành y tế và cho cả xã hội1.
Theo ghi nhận, có khoảng 80-85% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không còn khả năng phẫu thuật, vì vậy điều trị đích là lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên, tỷ lệ đột biến EGFR chỉ chiếm khoảng 10% ở người da trắng và 50% ở người châu Á, chủ yếu exon 19 (45%) và 21 (40%). Đột biến ALK gặp ở khoảng 5%, và hiếm tìm thấy ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào vảy2,3.
Điều trị miễn dịch trong ung thư đã được ứng dụng trong những năm gần đây, gắn liền với hệ thống miễn dịch tự thân. PD-L1 (Programmed cell death protein 1) là protein xuyên màng trên bề mặt tế bào, hoạt động như một receptor với PD-1 trên bề mặt lympho T, vai trò điều hòa miễn dịch tế bào T, hạn chế tổn thương mô, thực hiện chết tế bào theo chương trình. Các tế bào ung thư tạo ra: PD-L1, PD-L2, CTLA-4 (Cytotoxic- T- lymphocyte – associated protein 4), CD152. Khi PD-L1 và PD-1 gắn kết với nhau, phức hợp này giúp tế bào ung thư thoát khỏi sự chết tế bào theo chương trình, không bị tế bào T tiêu diệt. Điều trị miễn dịch là dùng kháng thể đơn dòng ngăn việc kết hợp PD1 và PD-L14-7.
Kết quả KEYNOTE-024 (2016) điều trị pembrolizumab bước một giúp kéo dài thời gian sống bệnh không tiến triển cũng như thời gian sống thêm trung bình toàn bộ ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có mức độ biểu hiện PD-L1 >50% so với hóa trị8.
Nghiên cứu KEYNOTE-189 (2018) trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, không vảy, không có đột biến EGFR và ALK, mức độ biểu hiện PD-L1 ở các mức độ khác nhau (< 1%, > 1%, 1-49%, >50%), cho thấy thời gian sống bệnh không tiến triển là 8,8 tháng ở nhóm pembrolizumab phối hợp hóa chất so với 4,9 tháng ở nhóm giả dược phối hợp hóa chất9.
Nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, pha 3 KEYNOTE-407 (2018) trên bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào vảy giai đoạn IV, không có đột biến gen, cho kết luận phối hợp pembrolizumab với hóa chất trong điều trị bước một giúp kéo dài thời gian sống thêm so với hóa trị đơn thuần10.
Tháng 10/2017, Bộ Y tế Việt Nam cấp phép điều trị pembrolizumab trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sau thất bại hóa chất. Tháng 8/2018, FDA đã chấp thuận pembrolizumab phối hợp bộ đôi platinum trong điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ11.
Tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị pembrolizumab phối hợp hóa trị trong ung thư phổi không tế bào nhỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Kết quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV bằng phác đồ có pembrolizumab” với mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điếu trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai
đoạn IV bằng phác đồ có pembrolizumab tại một số bệnh viện ở Việt Nam.
2. Đánh giá một số tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Dịch tễ học 3
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 3
1.3. Chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ 4
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng 4
1.3.2. Cận lâm sàng 6
1.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học 8
1.3.4 Chẩn đoán giai đoạn bệnh 10
1.3.5. Các chất chỉ điểm sinh học 11
1.4. Đột biến gen 12
1.5. Cơ chế hoạt động và phương pháp phát hiện điểm kiểm soát miễn dịch
PD-L1 15
1.6. Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV 19
1.6.1. Điều trị đích 19
1.6.2. Điều trị miễn dịch 21
1.6.3. Điều trị hóa chất 24
1.6.4. Điều trị các tình huống đặc biệt 25
1.7. Tác dụng không mong muốn và quản lý tác dụng không mong muốn
quan đến thuốc miễn dịch 25
1.7.1. Định nghĩa và phân độ tác dụng không mong muốn của thuốc … 25
1.7.2. Nguyên tắc theo dõi phát hiện sớm tác dụng không mong muốn
liên quan đến thuốc miễn dịch 25
1.7.3. Quản lý tác dụng không mong muốn liên quan thuốc miễn dịch. 26
1.8. Thuốc sử dụng trong nghiên cứu 26
1.8.1 Thuốc pembrolizumab 26
1.8.2. Thuốc pemetrexed 26
1.8.3. Thuốc paclitaxel 28
1.8.4. Thuốc carboplatin 29
1.9. Các nghiên cứu điều trị bước một pembrolizumab phối hợp với bộ đôi
platinum trên thế giới 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 32
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 33
2.3.2. Cỡ mẫu 33
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu 33
2.3.4. Thu thập số liệu 37
2.4. Quy trình nghiên cứu 37
2.4.1. Ghi nhận đánh giá về lâm sàng và cận lâm sàng trước điều trị …. 37
2.4.2. Tiến hành điều trị 38
2.4.3. Đánh giá 39
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 41
2.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu 43
3.1.1. Tuổi và giới 43
3.1.2. Lý do vào viện 44
3.1.3. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện 44
3.1.4. Tình trạng hút thuốc 45
3.1.5. Bệnh phối hợp 45
3.1.6. Chỉ số toàn trạng 46
3.1.7. Vị trí di căn tại thời điểm trước điều trị 46
3.1.8. Phân loại mô bệnh học 47
3.1.9. Mức độ biểu hiện PD-L1 47
3.1.10. Các phương pháp điều trị trước 48
3.2. Kết quả điều trị 48
3.2.1. Phác đồ điều trị pembrolizumab phối hợp bộ đôi platinum 48
3.2.2. Số chu kỳ hóa trị bộ đôi platinum phối hợp pembrolizumab 49
3.2.3. Điều trị tiếp theo sau hóa trị bộ đôi platinum phối hợp pembrolizumab … 49
3.2.4. Tổng số chu kỳ điều trị có pembrolizumab 50
3.2.5. Đánh giá đáp ứng 51
3.2.6. Đánh giá đáp ứng theo các yếu tố 51
3.2.7. Dừng điều trị phối hợp hay duy trì do nguyên nhân 53
3.2.8. Phác đồ điều trị bước hai 53
3.2.9. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển 54
3.2.10. Tỉ lệ sống thêm bệnh không tiến triển theo tháng 54
3.2.11. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và các mối liên quan 55
3.2.12. Thời gian sống thêm toàn bộ 70
3.2.13. Tỉ lệ sống toàn bộ theo tháng 70
3.3. Tác dụng không mong muốn 71
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 71
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo huyết 72
3.3.3. Tác dụng không mong muốn trên chức năng gan thận 73
3.3.4. Tác dụng không mong muốn liên quan đến miễn dịch 74
3.3.5. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn đến phác đồ bộ
đôi platinum phối hợp với pembrolizumab 75
3.3.6. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn với bệnh phối hợp 75
3.3.7. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn đến tuổi 76
Chương 4: BÀN LUẬN 77
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi không tế bào
nhỏ giai đoạn IV 77
4.1.1. Tuổi và giới 77
4.1.2. Chỉ số toàn trạng 77
4.1.3. Tình trạng hút thuốc 78
4.1.4. Cơ quan di căn 78
4.1.5. Đặc điểm mô bệnh học 79
4.1.6. Mức độ bộc lộ PD-L1 79
4.1.7. Các phương pháp điều trị trước 80
4.2. Kết quả điều trị pembrolizumab phối hợp bộ đôi platinum 81
4.2.1. Phác đồ điều trị 81
4.2.2. Đánh giá đáp ứng 86
4.2.3. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển 89
4.2.4 Điều trị tiếp theo 99
4.2.5. Thời gian sống thêm toàn bộ 101
4.3 .Tác dụng không mong muốn 106
4.3.1. Một số tác dụng không mong muốn 106
4.3.2 .Mối liên quan đến tác dụng không mong muốn 110
4.4. Hạn chế của nghiên cứu 111
KẾT LUẬN 112
KIẾN NGHỊ 114
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BANG
Bảng 3.1. Tuổi và giới 43
Bảng 3.2. Lý do vào viện 44
Bảng 3.3. Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện 44
Bảng 3.4. Tình trạng hút thuốc 45
Bảng 3.5. Bệnh phối hợp 45
Bảng 3.6. Vị trí di căn 46
Bảng 3.7. Mức độ biểu hiện PD-L1 47
Bảng 3.8. Các phương pháp điều trị trước 48
Bảng 3.9. Phác đồ pembrolizumab phối hợp bộ đôi platinum 48
Bảng 3.10. Số chu kỳ hóa trị bộ đôi platinum phối hợp pembrolizumab 49
Bảng 3.11. Điều trị tiếp theo sau hóa trị bộ đôi platinum phối hợp pembrolizumab. 49
Bảng 3.12. Tổng số chu kỳ điều trị có pembrolizumab 50
Bảng 3.13. Đánh giá đáp ứng 51
Bảng 3.14. Đánh giá đáp ứng theo các yếu tố 51
Bảng 3.15. Dừng điều trị do nguyên nhân 53
Bảng 3.16. Phác đồ điều trị bước hai 53
Bảng 3.17. Tỉ lệ sống bệnh không tiến triển theo tháng 54
Bảng 3.18. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo giới 55
Bảng 3.19. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tuổi 56
Bảng 3.20. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo chỉ số toàn trạng 57
Bảng 3.21. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo bệnh phối hợp.. 58
Bảng 3.22. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tình trạng hút thuốc.. 59
Bảng 3.23. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo giải phẫu bệnh 60
Bảng 3.24. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tình trạng di căn não … 61
Bảng 3.25. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo số vị trí di căn .. 62
Bảng 3.26. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo phác đồ điều trị 63
Bảng 3.27. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo số chu kỳ hóa trị bộ đôi platinum phối hợp pembrolizumab 64
Bảng 3.28. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ biểu hiện
PD-L1 65
Bảng 3.29. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ biểu hiện
PD-L1 bằng 50% 66
Bảng 3.30. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ biểu hiện
PD-L1 bằng 1% 67
Bảng 3.31. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo 3 nhóm 68
Bảng 3.32. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo đáp ứng 69
Bảng 3.33. Tỉ lệ sống toàn bộ theo tháng 70
Bảng 3.34. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 71
Bảng 3.35. Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo huyết 72
Bảng 3.36. Tác dụng không mong muốn trên chức năng gan thận 73
Bảng 3.37. Tác dụng không mong muốn liên quan đến miễn dịch 74
Bảng 3.38. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn đến phác đồ bộ
đôi platinum phối hợp với pembrolizumab 75
Bảng 3.39. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn với bệnh phối hợp .. 75
Bảng 3.40. Mối liên quan giữa tác dụng không mong muốn đến tuổi 76
Bảng 4.1. Kết quả điều trị hóa chất bộ đôi platinum và thuốc điều trị miễn
dịch trong một số nghiên cứu 90
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Chỉ số toàn trạng 46
Biểu đồ 3.2. Phân loại mô bệnh học 47
Biểu đồ 3.3. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển 54
Biểu đồ 3.4. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo giới 55
Biểu đồ 3.5. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tuổi 56
Biểu đồ 3.6. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo chỉ số toàn trạng 57
Biểu đồ 3.7. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo bệnh phối hợp …. 58
Biểu đồ 3.8. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tình trạng hút thuốc…. 59
Biểu đồ 3.9. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo giải phẫu bệnh60
Biểu đồ 3.10. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo tình trạng di căn não 61
Biểu đồ 3.11. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo số vị trí di căn … 62
Biểu đồ 3.12. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo phác đồ điều trị 63
Biểu đồ 3.13. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo số chu kỳ hóa trị bộ đôi platinum phối hợp pembrolizumab 64
Biểu đồ 3.14. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ biểu
hiện PD-L1 65
Biểu đồ 3.15. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ biểu
hiện PD-L1 bằng 50% 66
Biểu đồ 3.16. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo mức độ biểu
hiện PD-L1 bằng 1% 67
Biểu đồ 3.17. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo 3 nhóm 68
Biểu đồ 3.18. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển theo đáp ứng 69
Biểu đồ 3.19. Thời gian sống thêm trung vị toàn bộ 70
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sự gắn kết PD-L1 của tế bào u và PD-1 của tế bào T 16
Hình 1.2. Cường độ bắt màu của tế bào u trên hóa mô miễn dịch 18
Hình 1.3. Hướng dẫn điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến gen của ESMO năm 2023 19
Hình 1.4. Hướng dẫn điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, không vảy, giaiđoạn IV không có đột biến gen, không có chống chỉ định điều trị
miễn dịch của ESMO năm 2023 21
Hình 1.5. Hướng dẫn điều trị ung thư phổi tế bào vảy, giai đoạn IV không có chống chỉ định điều trị miễn dịch của ESMO năm 2023 22
Hình 1.6. Hướng dẫn điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ không có đột biến gen theo NCCN năm 2020 23
Hình 1.7. Thuốc pembrolizumab 26
Nguồn: https://luanvanyhoc.com