KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỬA SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2020
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỬA SẸO MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN TỪ NĂM 2018 ĐẾN 2020
Trần Thị Ngọc Hà1, Phạm Thị Thanh Hiền2, Hồ Giang Nam1
1 Bệnh Viện Sản Nhi Nghệ An
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả các phương pháp xử trí chửa sẹo mổ lấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ năm 2018 đến 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân được chẩn đoán chửa sẹo mổ lấy thai dưới 12 tuần điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An từ 1/1/2018 đến 31/12/2020. Nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu. Kết quả: có 88 Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán chửa sẹo mổ lấy thai có 19 ca hút thai đơn thuần, tỷ lệ thành công là 84.2%; 51 bn đặt bóng sau 24h hút thai tỷ lệ thành công là 98%. BN điều trị nội khoa có 5 bệnh nhân và tỷ lệ thành công 100%, BN phẫu thuật có 12 bệnh nhân, tỷ lệ thành công 83.3%. Số BN điều trị < 5 ngày là nhóm thực hiện hút thai đơn thuần hoặc hút thai sau đó đặt bóng. Thời gian điều trị > 5 ngày ở nhóm BN điều trị MTX kết hợp và bệnh nhân phẫu thuật. Kết luận: Phương pháp đặt bóng sau đó hút thai thực hiện tuổi thai 6-7 tuần chiếm 59.1% tỷ lệ thành công 98%, giảm lượng máu mất, giảm chi phí. Phương pháp MTX kết hợp chiếm 5.5% thành công 100%, thời gian nằm viện kéo dài > 5 ngày, dài nhất 2 tháng. Phương pháp phẫu thuật chiếm 13.6%, tỷ lệ thành công 83.3%, chủ yếu bệnh nhân đủ con, tuổi >35 có tuổi thai >8 tuần, tăng sinh mạch.
Chửa sẹo mổlấy thai là thai làm tổtrong vết sẹo mổ đẻ trên cơ tử cung, trong đó túi thai được bao quanh bởi lớp cơ và mô xơ của vết sẹo. Theo một tổng kết đăng trên tạp chí y khoa của Anh năm 2006, tổng cộng có 18 trường hợp chửa sẹo mổđược ghi nhận trong thời gian từnăm 1978 đến 2002 và 94 trường hợp từgiữa năm 2002 -2005. Tỷlệchửa sẹo mổởviệt nam cũng tăng nhiều trong những năm gần đây, có nhiều đềtài nghiên cứu được ra đời. Nhằm góp phần tổng kết thêm vềmô hình bệnh tật chửa sẹo mổtrên cảnước và xem xét thêm các phương pháp điều trịnên đềtài này được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tảkết quảcác phương pháp xửtrí chửa sẹo mổlấy thai tại Bệnh viện Sản Nhi NghệAn từnăm 2018 đến 2020
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
1. Trương Diêm Phượng và Trần Thị Lợi (2013). “Điều trị thai ngoài tử cung bám ở vết mổ cũ tuổi thai dưới 12 tuần tại Bệnh viện Từ Dũ”, Tạp chí Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 17(1), tr 47-55.
2. Đỗ Thị Ngọc Lan, Đàm Thị Quỳnh Liên, Phạm Duy Duẩn, Nguyễn Thanh Thủy (2012). Tình hình điều trị chửa tại sẹo mổ lấy thai cũ tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 3/2011 đến hết tháng 2/2012, Tạp chí phụ sản, 10, 173 – 183.
3. Diêm thị Thanh Thuỷ (2013), Nghiên cứu chửa sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
4. K. M. Seow et al. (2004). “Subsequent pregnancy outcome after conservative treatment of a previous cesarean scar pregnancy”, Acta Obstet Gynecol Scand, 83 (12), p 1167-72.
5. Văn Phụng Thống (2016), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị thai dưới 8 tuần bám ở sẹo mổ lấy thai bằng phương pháp đặt foley phối hợp hút thai tại bệnh viện từ dũ năm 2015. Luận Văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa II, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
6. Timor-Tritsch IE, Monteagudo A (2012). The diagnosis, treatment, and follow-up of cesarean scar pregnancy. Am J Obstet Gynecol. 2012 Jul;207(1):44.e1-13.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com