KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ ANTIRETROVIRUS BẬC 2 Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ ANTIRETROVIRUS BẬC 2 Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ ANTIRETROVIRUS BẬC 2 Ở BỆNH NHÂN HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI

Nguyễn Thành Dũng*, Nguyễn Trần Chính*, Võ Minh Quang*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Từ năm 2009, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS của Bộ Y tế Việt Nam chính thức đề cập đến phác đồ ARV bậc 2 được chỉ định cho bệnh nhân thất bại phác đồ ARV bậc 1. Qua các dự án đã triển khai, tính đến cuối năm 2012, trong cả nước đã có 69.882 bệnh nhân được điều trị ARV gồm 67.235 dùng phác đồ bậc 1 và 2.314 phác đồ bậc 2. Hiện vẫn chưa có công trình quy mô về điều trị ARV phác đồ bậc 2 được công bố. Do vậy nghiên cứu được thực hiện để khảo sát kết quả điều trị của phác đồ này tại phòng khám ngoại trú HIV/AIDS bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Phương pháp: Từ tháng 04/2011 đến 06/2013, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả tiền cứu trên 129 bệnh nhân nhiễm HIV đã thất bại phác đồ ARV bậc 1 có chỉ định điều trị bằng phác đồ ARV bậc 2, thời gian theo dõi 12 tháng, tuân thủ tốt (>95%). Đánh giá thất bại điều trị dựa vào lâm sàng (sụt cân, xuất hiện hoặc tái phát nhiễm trùng cơ hội, lâm sàng giai đoạn III-IV theo TCYTTG), miễn dịch (CD4 giảm dưới mức trước điều trị, hoặc tăng <100 tế bào/ml, virus (tải lượng virus >250copies/ml), các xét nghiệm sinh hóa huyết học theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

Kết quả: Xét nghiệm kháng thuốc kiểu gen bệnh nhân lúc vào nghiên cứu (n=60) cho thấy tỉ lệ kháng các thuốc nevirapin, efavirens, zidovudin lamivudin theo thứ tự là 100%, 98,7%, 86,6%, 98,7%; tenofovir có tỉ lệ kháng 55% nhưng kháng mức độ thấp chiếm 51,7%, chưa ghi nhận đề kháng LPV/r. Phác đồ bậc 2 được sử dụng nhiều nhất là TDF/3TC/LPV/r (104/129) chiếm 80,6% và 3 thuốc trên phối hợp thêm AZT (25/129) chiếm 19,4%. Sau 12 tháng điều trị, ghi nhận có 1,8% thất bại lâm sàng, 6,8% thất bại miễn dịch, 17,9% thất bại virus, 117/129 (90,6%) tiếp tục điều trị, 8 bỏ khám, 4 tử vong, có 2 bệnh nhân thiếu máu do AZT, 1 bệnh nhân tăng creatinin máu, không có bệnh nhân mới mắc đái tháo đường. Bệnh nhân có tải lượng virus cao >5log, có kháng >2 thuốc ARV bậc 2 có liên quan đến thất bại điều trị.

Kết luận: Tóm lại, qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy điều trị phác đồ bậc 2 cho kết quả khả quan, bệnh nhân dung nạp các thuốc ARV bậc 2 tốt hơn. Tuy nhiên, cần nghiên cứu với quy mô thời gian đủ dài, cỡ mẫu lớn tại nhiều cơ sở điều trị để đánh giá toàn diện hơn phác đồ ARV bậc 2.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment