Kết quả điều trị phẫu thuật hội chứng ống cổ tay
Luận văn Kết quả điều trị phẫu thuật hội chứng ống cổ tay.Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng chèn ép thần kinh giữa khi nó đi ngang qua ống cổ tay, đây là hội chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên [1]. Thống kê ở Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay hàng năm khoảng 50/1000 người, ở nhóm nguy cơ cao tỷ lệ này có thể lên tới 500/1000 người [2].
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc hội chứng ống cổ tay (HC OCT)ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kỹ thuật lao động tinh vi, không đòi hỏi sức lao động lớn nhưng yêu cầu những động tác tỉ mỉ và sử dụng tính linh hoạt của cổ tay ngày càng nhiều. Thêm vào đó, trình độ dân trí, trình độ hiểu hiết về bệnh và chất lượng cuộc sống tăng lên khiến việc phát hiện và chẩn đoán bệnh lý này có xu hướng tăng lên [2, 3].
70% các bệnh nhân mắc HC OCT là vô căn, số còn lại có thể do các nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh. Nguyên nhân nội sinh từ các yếu tố làm gia tăng thể tích các thành phần trong ống cổ tay (OCT) như thai kỳ, BN chạy thận nhân tạo, gout, đái tháo đường,…Các nguyên nhân ngoại sinh làm thay đổi kích thước ống cổ tay từ đó làm gia tăng áp lực kẽ dù thể tích các thành phần trong ống là không thay đổi[1, 4].
Hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa gây ra đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ngược lại nếu để muộn thì sẽ gây ra những tổn thương và di chứng kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc, gây thiệt hại đáng kể cho bản thân và gia đình người bệnh cũng như cho xã hội. Theo thống kê ở Mỹ, năm 2005 có tới 16 440 người lao động phải nghỉ việc do bị hội chứng ống cổ tay, kèm theo đó là sự tiêu tốn một số lượng lớn các nguồn lực kinh tế và xã hội để điều trị cho những bệnh nhân này [5].
Điều trị HC OCT bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong đó điều trị nội khoa được chỉ định với những bệnh nhân đến trong giai đoạn sớm của bệnh, với việc sử dụng nẹp cổ tay, uống hoặc tiêm corticoid tại ống cổ tay làm giảm triệu chứng nhanh, tuy nhiên triệu chứng tái phát sớm[6, 7]. Điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay là phương pháp điều trị triệt để nhất, chỉ định khi bệnh nhân đến trong giai đoạn nặng, hoặc đã điều trị nội khoa thất bại [7].
Các tài liệu nước ngoài đưa ra kết quả sau phẫu thuật HC OCT có tỷ lệ thành công cao[8-10], ở Việt Nam đã phẫu thuật HC OCT nhiều năm, tuy nhiên các báo cáo này chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét, đánh giá về mức độ lâm sàng. Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả phương pháp phẫu thuật, phát hiện các biến chứng sau phẫu thuật, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kết quả điều trị phẫu thuật hội chứng ống cổ tay” với hai mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hội chứng ống cổ tay có chỉ định phẫu thuật.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại BV Việt Đức và BV Đại học Y Hà Nội.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………… 3
1.1. Dây thần kinh giữa và cấu tạo giải phẫu ống cổ tay ………………………… 3
1.1.1. Dây thần kinh giữa ……………………………………………………………… 3
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu ống cổ tay ………………………………………………… 5
1.2.Hội chứng ống cổ tay …………………………………………………………………… 7
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh hội chứng ống cổ tay, thay đổi về giải phẫu và
sinh lý bệnh dây thần kinh giữa khi bị chèn ép ……………………….. 7
1.2.2 Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi của hội chứng ống cổ tay … 9
1.2.3. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ống cổ tay …………………… 11
1.2.4. Cận lâm sàng trong hội chứng ống cổ tay ……………………………. 15
1.2.5. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay …………………………………………. 17
1.3. Điều trị hội chứng ống cổ tay ……………………………………………………… 19
1.3.1. Điều trị bảo tồn ………………………………………………………………… 19
1.3.2. Điều trị phẫu thuật giải phóng chèn ép dây thần kinh ……………. 20
1.4. Tình hình nghiên cứu về hội chứng ống cổ tay …………………………….. 29
1.4.1. Các nghiên cứu quốc tế ……………………………………………………… 29
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước ………………………………………………… 30
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…….. 31
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu …………………………………………………… 31
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 31
2.2.1. Tiêu chuẩn lưa chọn bệnh nhân ………………………………………….. 31
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ: …………………………………………………………… 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 33
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 33
2.3.2. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………. 33
2.3.3. Phân tích và xử lý số liệu …………………………………………………… 33
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu …………………………………………………… 34
2.4.1. Đánh giá bệnh nhân trước mổ …………………………………………….. 34
2.4.2. Kỹ thuật mổ ……………………………………………………………………… 34
2.4.3. Các biến số trong nghiên cứu: ……………………………………………. 37
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 40
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ………………………………………… 40
3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới …………………………………………………… 40
3.1.2. Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………. 41
3.2. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật……………………………………………. 43
3.2.1. Lý do vào viện………………………………………………………………….. 43
3.2.2. Tay mắc bệnh và phẫu thuật ………………………………………………. 43
3.2.3. Thời gian mắc bệnh …………………………………………………………… 44
3.2.4. Bảng điểm Boston questionaire trước phẫu thuật ………………….. 44
3.2.5. Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật ……………………………….. 46
3.2.6. Triệu chứng rối loạn cảm giác da của bàn tay phẫu thuật ………. 48
3.2.7. Điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật ……………………….. 49
3.2.8. Siêu âm thần kinh giữa trước phẫu thuật ……………………………… 51
3.2.9. Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng, tổn thương TK giữa trên
siêu âm và tổn thương trên điện cơ trước phẫu thuật ……………… 53
3.3. Đánh giá kết quả điều trị hội chứng ống cổ tay sau phẫu thuật ……….. 56
3.3.1. Bảng điểm Boston Questionaire sau phẫu thuật ……………………. 56
3.3.2. Triệu chứng thực thể sau phẫu thuật ……………………………………. 58
3.3.3. Triệu chứng teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật …………………………. 59
3.3.4. Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay sau phẫu thuật ………. 60
3.3.5. Điện thần kinh cơ sau phẫu thuật ………………………………………… 61
3.3.6. Diện tích thần kinh giữa trên siêu âm sau phẫu thuật …………….. 64
3.3.7. Biến chứng sau phẫu thuật …………………………………………………. 65
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 66
4.1. Đặc điểm chung về nhóm nghiên cứu: ………………………………………… 66
4.1.1.Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới …………………………………….. 66
4.1.2.Nghề nghiệp ……………………………………………………………………… 67
4.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhóm nghiên cứu trước phẫu thuật: .. 69
4.2.1. Lí do vào viện ………………………………………………………………….. 69
4.2.2. Tay mắc bệnh và tay phẫu thuật …………………………………………. 69
4.2.3. Thời gian mắc bệnh ………………………………………………………….. 70
4.2.4. Bảng điểm Boston questionaire và sự liên quan với thời gian bị
bệnh, nhóm tuổi ………………………………………………………………………… 70
4.2.5. Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật ……………………………….. 72
4.2.6.Rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật ……………………… 74
4.2.7.Đặc điểm điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật …………… 74
4.2.8. Diện tích thần kinh giữa trên siêu âm trước phẫu thuật …………. 75
4.2.9. Liên quan giữa triệu chứng lâm sàng, tổn thương thần kinh giữa
trên siêu âm và tổn thương trên điện thần kinh cơ …………………………. 76
4.3Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật hội chứng ống cổ tay ………………. 77
4.3.1. Thay đổi bảng điểm Boston questionnaire …………………………… 77
4.3.2. Các nghiệm pháp lâm sàngsau phẫu thuật ……………………………. 78
4.3.3. Triệu chứng teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật …………………………. 78
4.3.4. Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay sau phẫu thuật ………. 79
4.3.5. Kết quả điện thần kinh cơ sau phẫu thuật …………………………….. 80
4.3.6. Kết quả siêu âm thần kinh giữa sau phẫu thuật …………………….. 81
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 84
KIẾNNGHỊ ………………………………………………………………………………………. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Trịnh Văn Minh (2004), Giải phẫu người. NXB Y học.
- Đỗ Phước Hùng (2013), Phẫu thuật thần kinh. Hội chứng ống cổ tay. Nhà xuất bản y học. 561-578.
- Nguyễn Lê Trung Hiếu (2008). Vũ Anh Nhị, Phân độ lâm sàng và điện sinh lý thần kinh cơ trong hội chứng ống cổ tay. Y học TP Hồ Chí Minh, 12(1) 9.7.
- Châu Hữu Hầu, Nguyễn Thiện Phúc, Trương Thị Lang Hoanh (2010). Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh điện sih lý của hội chứng ống cổ tay.
- Nguyễn Văn Liệu (2012), Nghiên cứu tác dụng phục hồi dẫn truyền dây thần kinh giữa của tiêm Depomedrol vào dây chằng vòng trong điều trị Hội chứng ống cổ tay. Y học thực hành, 824(6), 47-49.
- Nguyễn Văn Chương, Đồng Thị Thu Trang (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đo dẫn truyền và siêu âm dây thần kinh giữa ở bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay. Tạp chí Y- Dược học quân sự, 37(8) 105-111.
- Nguyễn Lê Trung Hiếu (2002). Khảo sát điện sinh lí thần kinh cơ và lâm sàng trong hội chứng ống cổ tay.
- Đoàn Việt Trình (2014), Đặc điểm hình ảnh và vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi kết quả sau phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trường đại học Y Hà Nội từ tháng 11/2013 đến tháng 09/2014, luận văn thạc sỹ y học, Đại học y Hà Nội.
- Nguyễn Văn Liệu (2012), Nghiên cứu tác dụng phục hồi chức năng cảm giác của tiêm Depomedrol vào dây chằng vòng trong điều trị hội chứng ống cổ tay. Y học Việt Nam, 395(1), 1-4.