Kết quả điều trị phẫu thuật u màng não vòm sọ ứng dụng hệ thống định vị thần kinh

Kết quả điều trị phẫu thuật u màng não vòm sọ ứng dụng hệ thống định vị thần kinh

Kết quả điều trị phẫu thuật u màng não vòm sọ ứng dụng hệ thống định vị thần kinh/ Phạm Hoàng Anh.U màng não (UMN) là loại u thường gặp, chiếm khoảng 13-26% khối u nội sọ, được chia thành hai nhóm chính: lành tính (90%) và không điển hình, ác tính (10%). U màng não có tỷ lệ mắc khoảng 2-3/100.000 dân và chiếm 14-21% các khối u trong sọ theo y văn thế giới.

U màng não xuất phát từ các tế bào vi nhung mao của màng nhện, tiến triển chậm, không bao giờ thâm nhiễm vào mô não và có mạch máu nuôi phong phú. U màng não có thể gặp ở tất cả các vùng mà màng não bao phủ (vòm sọ, nền sọ, dọc theo cánh xương bướm, xoang tĩnh mạch dọc trên…).

U màng não thường diễn biến âm thầm. Người bệnh thường chỉ được phát hiện bệnh khi khối u đã lớn và có nhiều biến chứng. Điều này gây khó khăn cho cả việc chẩn đoán sớm và điều trị. Chính vì vậy khám sức khỏe định kỳ có ý nghĩa rất lớn trong phát hiện sớm bệnh.

Trước đây việc chẩn đoán u màng não thường khó khăn do dựa vào các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn và các phương pháp cận lâm sàng không đặc hiệu như chụp X-quang sọ quy ước, chụp động mạch não, chụp não thất, điện não đồ. Ngày nay, nhờ có các trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán hình ảnh như máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ (CHT), u màng não có thể được chẩn đoán sớm hơn và chính xác hơn. Chụp CLVT cho phép đánh giá vị trí, kích thước, ảnh hưởng của xương cạnh u nhưng CHT chẩn đoán u màng não chính xác hơn, giúp điều trị u màng não triệt để hơn. Hơn nữa CHT cho phép cắt nhiều bình diện và thấy rõ cấu trúc giải phẫu nội sọ, giúp chẩn đoán UMN ở các vị trí phức tạp như nền sọ, xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang hang, hố sau mà những vị trí này CLVT tỏ ra ít hiệu quả.

Điều trị u màng não có rất nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị bằng Gamma Knife … tuy nhiên phẫu thuật vẫn là phương pháp chủ yếu để điều trị loại u này. Phẫu thuật lấy u thường khó khăn do: u rất giàu mạch máu tân sinh, u hay xuất hiện ở những vùng chức năng quan trọng và u khi mổ thường có kích thước lớn. Việc phẫu thuật cũng đã có nhiều tiến bộ trong thời gian gần đây nhờ các phương tiện trợ giúp như kính vi phẫu, dao siêu âm, đặc biệt là máy định vị thần kinh (Neuronavigation) đã cho phép xác định chính xác vị trí, kích thước khối u từ đó chọn lựa đường vào tối ưu giúp cho việc cắt bỏ khối u dễ dàng và triệt để hơn, hạn chế các biến chứng sau mổ.

U màng não vòm sọ chiếm tỷ lệ tương đối cao trong u màng não (khoàng 15-28%). So với các loại u màng não ở vị trí khác thì u màng não vòm sọ có một số đặc điểm lâm sàng nhất định như cơn động kinh cục bộ (do u kích thích não và màng não), giảm cảm giác, giảm vận động thường xuất hiện sớm…Việc phẫu thuật điều trị loại u này thường dễ dàng hơn do đường vào khối u rộng rãi, ranh giới với nhu mô não lành thường rõ ràng nên khả năng cắt bỏ triệt để khối u cao hơn, đặc biệt trong giai đoạn sớm.

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu:

– Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật u màng não vòm sọ ứng dụng hệ thống định vị thần kinh. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Kết quả điều trị phẫu thuật u màng não vòm sọ ứng dụng hệ thống định vị thần kinh

1.    Al-Mefty.O (1998), Operative Atlas of Meningiomas, Philadelphia: Lippincott-Raven, 209-216.

2.    Al-Mefty.O (1991), Clinoidal meningiomas, New York: Raven Press, 427-443.

3.    O. Al-Mefty, J.L. Fox, R.R. Smith (1988), Petrosal approach for petroclival meningiomas, Neurosurgery, 510-517.

4.    Al-Mefty. O., Kadri. P., Pravdenkova. S. (2004), Malignant progression in meningioma: documentation of a series and analysis of cytogenetic findings, JNeurosurg, 210-218.

5.    Lê Xuân Trung và Nguyễn Như Bằng (1974), Nhận xét 408 trường hợp u trong hộp sọ có chẩn đoán tổ chức học, Y học Việt nam. (3), 32-47.

6.    Dương Chạm Uyên, Hà Kim Trung và Nguyễn Quốc Dũng (1994), Nhận xét về chẩn đoán và thái độ xử trí u não ở thời kỳ có CT Scan, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Đại học Y Hà Nội. 6, 36-40, 84-88.

7.    Nguyễn Phong (1999), Điều trị ngoại khoa u màng não trong sọ: nhận xét trên 129 trường hợp được phẫu thuật, Hội nghị Việt – Úc Ngoại Thần kinh TP.HCM,, 110-111.

8.    Trần Công Hoan và Vũ Long (1999), Chẩn đoán cắt lớp vi tính u não 1996-1997 tại bệnh viện Việt Đức, Y học Việt nam. 6(7), 34-37.

9.    Phạm Hoà Bình (2007), Kết quả điều trị phẫu thuật 50 trường hợp u màng não trong sọ, Tạp chí Y học Việt Nam. 1, 12 – 19.

10.    Thái Thị Loan và Hoàng Đức Kiệt (1996), Đối chiếu lâm sàng và chụp CLVT với giải phẫu bệnh lý tõ 70 trường hợp u bán cầu đại não đã mổ, Tạp chí Y học Việt Nam. 9, 45 – 51.

11.    Lê Điển Nhi (1998), Tổng kết u màng não và u màng tủy giải phẫu ở bệnh viện Nhân dân 115 năm 1993-1996, Y học Việt Nam, 112-117.

12.    Nguyễn Ngọc Khang (2010), Nghiên cứu chan đoán sớm và đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não vùng củ yên. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.

13.    Dương Đại Hà (2012), Nghiên cứu chẩn đoán, kết quả phẫu thuật và yếu tố tiên lượng u màng não tại Bệnh viện Việt – Đức. Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.

14.    Trần Mạnh Chí và Bùi Quang Tuyển (1995), U não. Phẫu thuật thần kinh sau đại học, NXB Quân đôi nhân dân, 91-109.

15.    GouazéA, Nguyễn Văn Đăng và Lê Quang Cường (1995), Giải phẫu thần kinh lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, 308-313.

16.    Lê Ngọc Dũng và Nguyễn Ngọc Bá và cộng sự (1999), U màng não thể nang, Hội nghị Việt – Úc về ngoại thần kinh, TPHCM3/1999, 60-62.

17.    Nguyễn Như Bằng và Đặng Văn Quế (1991), Nhận xét giải phẫu bệnh u màng não – tủy sống, Tạp chí Ngoại khoa. XXI, 26.

18.    Đỗ Xuân Hợp (1976), Giải phẫu Đầu Mặt Cổ, NXB Y học, 276-277.

19.    Peter ML Black (1993), Meningiomas, Neurosurgery. 32, 643-657.

20.    Nguyễn Quốc Dũng (1995), Nghiên cứu chẩn đoán các khối u trong sọ bằng chụp CLVT, Luận án PTS khoa học Y dược Đại học Y Hà Nội.

21.    Thái Thị Loan (1995), Nhận xét lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính u bán cầu đại não nhân 70 trường hợp đã mổ 1991-1995, Luận án Thạc sỹ Y học Học viện Quân Y.

22.    Phạm Ngọc Hoa và Lê Văn Phước (2000), Giá trị của CLVT và CHT trong chẩn đoán u màng não nội sọ, Y học thực hành. 9, 29-31.

23.    Al-Mefty. O, et al (1990), The long-term side effects of radiation therapy for benign brain tumors in adults, JNeurosurg. 73(4), 202-512.

24.    EB. Claus, ML. Bondy, JM. Schildkraut (2005), Epidemiology of intracranial meningioma, Neurosurgery, 1088-1094.

25.    Maxwell.R.E, Chou.S.N (1982), Convexity meningiomas and general principles of meningioma surgery, Operative Neurosurgical Techniques, Indications and Methods. 1, 491.

26.    Nguyễn Như Bằng và Dương Chạm Uyên (1996), Phân loại mô bệnh học của u não thời kỳ có CT Scan, Hội nghị khoa học chuyên ngành ngoại khoa Bệnh viện Việt Đức.

27.    SM Chou, JM Miles (1991), The Pathology of meningiomas, New York: Raven Press, 37-57.

28.    Louis. D, Ohgaki. H (2007), WHO classification of tumors of the central nervous system, International agency for research on cancer Lyon, 164-177.

29.    Lieu AS, Howng SL (2000), Intracranial meningiomas and epilepsy: incidence, prognosis and influencing factors, Epilepsy Res, 38-45.

30.    Yano S, Kuratsu J và Kumamoto Brain Research Group (2006), Indications for surgery in patients with asymptomatic meningiomas based on an extensive experience, J Neurosurg, 105,538.

31.    Black P, Kathiresan S, Chung W (1998), Meningioma surgery in the elderly: a case-control study assessing morbidity and mortality, Acta Neurochir (Wien), 140, 1013.

32.    Boviatsis EJ, et al (2007), Impact of age on complications and outcome in meningioma surgery, Surg Neurol, 68, 407.

33.    Al-Melfty, Bulsara. K (2005), Meningiomas, The textbook of neuro-oncology. Elsevier-Saunders, 335-345.

34.    Phạm Minh Thông và Nguyễn Duy Huề (2007), Điện quang thần kinh, Bài giảng chan đoán hình ảnh NXB Y học, 31-50.

35.    Zimmerman. RA (1991), MRI of intracranial meningioma. Meningiomas, Raven Press. New York, 209-224.

36.    Phillipon. J (2006), Tumeurs cérébrales: Du diagnostic au traitement”,

Masson Paris. 17, 169-177.

37.    Schimidek. H, Roberts. D (2006), Brain Tumors, Operative neurosurgical techniques.Sixth Edition.Saunders Elseviers, 623-812.

38.    Robert Levy (2000), A Short History of Stereotactic Neurosurgery, J Neurosurg, 12-25.

39.    Erasmo Barros da Silva Jr, et al (2012), Neuronavigation for Intracranial Meningiomas, Meningiomas – Management and Surgery.

40.    Trần Minh Trí (2004), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị u màng não cánh xương bướm, luận án Thạc sỹ Y học Đại Học Y dược TP HCM.

41.    Jorge e. AlverniA, nguyenD. DAng (2001), Convexity meningiomas: study of recurrence factors with special emphasis on the cleavage plane in a series of 100 consecutive patients.

42.    Andrew P. Morokoff, Jacob Zauberman và Peter M. Black (2008), Surgery Forconvexitymeningiomas, Neurosurgery, 427-434.

43.    Roux FX, Sainte Rose C, RenierD et Hirsch JF (1980), Les méningiomes du nourrisson et de l’enfant, Neurochirurgie, 341-347.

44.    Nirav Mehta, Sanat Bhagwati, Geeta Parulekar (J Pediatr Neurosci), Meningiomas in children: A study of 18 cases, 61-65.

45.    Dương Đại Hà (2000), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u màng não trên lều tiểu não tại Bệnh viện Việt Đức (1996-2000), Luận văn Tốt nghiệp BSNT các bệnh viện. Đại học Y Hà Nội.

46.    Nguyễn Thanh Nam (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chan đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u màng não trên lều tại Bệnh viện Xanh Pôn (2000-2007), Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội.

47.    Nguyễn Văn Tấn (2005), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và giải phẫu bệnh lý, đánh giá kết quả phẫu thuật u màng não rãnh khứu, Luận án Thạc sỹ Y học Đại Học Y dược TP HCM.

48.    Phạm Phước Sung (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và mô bệnh học của u màng não trong sọ, Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.

49.    Fei Li, et al (2011), Neuroimaging and functional navigation as potential tools to reduce the incidence of surgical complications of lateral ventricular meningiomas, Clinical Neurology and Neurosurgery. 113, 564 – 569.

50.    Lê Minh Huy (2012), Nghiên Cứu Giải Phẫu Bệnh Và Hóa Mô Miễn Dịch Các Yếu Tốtiên Lượng Của Carcinôm, Luận án TS đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

51.    F. Puzzilli, et al (1999), Anterior clinoidal meningiomas: report of a series of 33 patients operated on through the pterional approach, Neuro Oncol., 188-195.

52.    Hagen Schiffbaeur (1999), Neuronavigation In Brain Tumor Surgery, Oulu University Library.

53.    Daniel A Orringer, Alexandra Golby, Ferenc Jolesz (2012), Neuronavigation in the surgical management of brain tumors: current and future trends, Expert Rev Med Devices. 9, 491-500. 

ALNS    : Áp lực nội sọ

BN    : Bệnh nhân

CHT    : Cộng hưởng từ

CLVT    : Cắt lớp vi tính

CTSN    : Chấn thương sọ não

GPB    : Giải phẫu bệnh

PTTK    : Phẫu thuật thần kinh

UMN    : U màng não

TC    : Triệu chứng

XQ    : X-quang

ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3

1.1.    LỊCH SỬ BỆNH U MÀNG NÃO    3

1.1.1.    Trên thế giới    3

1.1.2.    Nghiên cứu tại Việt Nam    5

1.2.    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÙNG VÒM SỌ    7

1.2.1.    Xương sọ    7

1.2.2.    Màng não    8

1.2.3.    Hệ thống cấp máu    10

1.2.4.    Tĩnh mạch    13

1.2.5.    Thần kinh    13

1.3.     DỊCH TỄ HỌC VÀ PHÂN LOẠI U MÀNG NÃO VÒM SỌ    14

1.4.    GIẢI PHẪU BỆNH    16

1.4.1.    Đại thể    16

1.4.2.    Vi Thể    17

1.5.     TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG UMN VÒM SỌ    20

1.6.     TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG UMN VÒM SỌ    21

1.7.    HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ THẦN KINH    22

1.8.    ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT    31

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    33

2.1.    ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU    33

2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    33

2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân    33

2.1.3.    Cỡ mẫu nghiên cứu    33

2.2.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    33 

2.2.1.     Thiết kế nghiên cứu    33

2.2.2.    Thời gian nghiên cứu    34

2.3.    CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU    34

2.3.1.    Thu thập số liệu theo hai nhóm bệnh nhân    34

2.3.2.    Thu thập số liệu    35

2.3.3.    Xử lý số liệu    40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    41

3.1.     ĐẶC ĐIỂM CHUNG    41

3.1.1.     Phân bố theo tuổi    41

3.1.2.    Phân bố theo giới    42

3.2.     ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG    43

3.2.1.    Triệu chứng lâm sàng của UMN    43

3.2.2.    Lý do vào viện    44

3.2.3.    Thời gian có biểu hiện bệnh đến khi vào viện    45

3.3.    ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG    46

3.3.1.    Hình ảnh UMN trên phim CLVT, chụp động mạch não    46

3.3.2.    Hình ảnh UMN trên phim CHT    46

3.3.3.    Kích thước u trên phim CHT    47

3.3.4.     Vị trí u trên phim CHT    48

3.4.    KẾT QUẢ PHẪU THUẬT    48

3.4.1.    Khả năng lấy bỏ u theo Simpson    48

3.4.2.    Lượng máu truyền trong và sau mổ    49

3.4.3.    Kết quả phân loại mô bệnh học    50

3.4.4.    Các biến chứng sau mổ    51

3.4.5.    Kết quả gần sau mổ    51

3.4.6.    Kết quả sau mổ 3 tháng    52

3.4.7.    So sánh điểm Karnofski trước và sau mổ    53 

3.4.8.     Điểm Kamofski trước và sau mổ theo giới    53

3.4.9.    So sánh điểm Karnofski trước và sau mổ theo tuổi    54

3.4.10.    So sánh điểm Karnofski trước và sau mổ theo vị trí u    54

3.4.11.    So sánh điểm Karnofsky trước và sau mổ theo kích thước u . 55

3.4.12.    So sánh điểm Karnofski trước và sau mổ theo Simpson:    55

3.4.13.    So sánh điểm Karnofski sau mổ theo Karnofski trước mổ:…. 56

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    57

4.1.    VỀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC UMN VÒM SỌ    57

4.1.1.     Phân bố bệnh nhân theo tuổi    57

4.1.2.     Phân bố bệnh nhân theo giới    57

4.2.    ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA UMN VÒM SỌ    58

4.2.1.    Các triệu chứng lâm sàng    58

4.2.2.    Dấu hiệu khởi phát của bệnh    61

4.2.3.    Lý do vào viện    62

4.2.4.    Thời gian có triệu chứng đầu tiên đến khi vào viện    62

4.3.    Đặc điểm cận lâm sàng UMN    62

4.4.    KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT    64

4.4.1.    Khả năng lấy bỏ u trong mổ    64

4.4.2.    Lượng máu truyền trong và sau mổ    65

4.4.3.    Kết quả mô bệnh học của UMN vòm sọ    65

4.4.4.    Biến chứng gần sau mổ    67

4.4.5.    Khả năng phục hồi của bệnh nhân sau mổ    68

4.4.6.    Ứng dụng hệ thống định vị thần kinh trong phẫu thuật u màng não … 68

KẾT LUẬN    75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

Phân bố bệnh nhân theo tuổi    

Phân bố bệnh nhân theo giới    

Triệu chứng lâm sàng của UMN    

Lý do vào viện    

Thời gian có biểu hiện bệnh đến khi vào viện    

Hình ảnh UMN trên phim CHT    

Kích thước UMN vòm sọ trên phim CHT    

Khả năng lấy bỏ u trong mổ    

Lượng máu truyền trong và sau mổ    

Kết quả phân loại mô bệnh học của UMN    

Các biến chứng sau mổ    

Khả năng phục hồi của bệnh nhân ngay sau mổ    

Kết quả sau mổ 3 tháng    

Điểm Kamofski trước và sau mổ    

Điểm Karnofski trước và sau mổ theo giới    

Điểm Karnofski trước và sau mổ theo tuổi    

Điểm Karnofski trước và sau mổ theo vị trí u    

Karnofsky trước và sau mổ theo kích thước u    

Điểm Karnofski trước và sau mổ theo Simpson    

Điểm Karnofski sau mổ theo Karnofski trước mổ    

Tỷ lệ phân bố theo giới    

Kết quả lấy hết u theo các tác giả    

Tỉ lệ biến chứng nặng sau mổ của một số tác giả    

Ưu điểm của hệ thống định vị đối với phẫu thuật viên [52]

Đánh giá của phẫu thuật viên về hệ thống định vị [52]    

Tóm tắt kết quả sau mổ của một số tác giả     

Biểu đồ 3.1.    Phân bố bệnh nhân theo tuổi    41

Biểu đồ 3.2.    Tỉ lệ nam, nữ mắc UMN vòm sọ    42

Biểu đồ 3.3.    Tỉ lệ các triệu chứng mắc bệnh    44

Biểu đồ 3.4.    Thời gian có biểu hiện bệnh đến khi vào viện    45

Biểu đồ 3.5.    Vị trí UMN vòm sọ trên phim CHT    48

Biểu đồ 3.6.    Lượng máu truyền trong và sau mổ    49

Leave a Comment