KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐC PHẢN VỆ Ở TRẺ EM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐC PHẢN VỆ Ở TRẺ EM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐC PHẢN VỆ Ở TRẺ EM TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TÍCH CỰC NỘI KHOA BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Tạ Anh Tuấn1, Trần Quốc Đạt 1,, Đậu Việt Hùng1
Đặt vấn đề: Sốc phản vệ là tình trạng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng, khởi phát nhanh, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị sốc phản vệ ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả 110 bệnh nhân được chẩn đoán là sốc phản vệ trong thời gian từ 1/1/2016 đến 1/7/2021.Kết quả: Phản vệ chủ yếu là độ III chiếm 92,7%, không có phản vệ độ I và độ II.Bệnh nhân được tiêm bắp adrenalin chiếm 89,1%,tiêm bắp đơn thuần thoát sốc chiếm tỷ lệ 23,6%, trong đó 51,8% số bệnh nhân cần duy trì adrenalin cùng với các vận mạch khác. Tỷ lệ bệnh nhân được tiêm bắp adrenalin ban đầu chiếm chủ yếu (98%), tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân được tiêm adrenalin theo đúng phác đồ chỉ chiếm có 44,5%. Tỷ lệ sống là 95,5%, tử vong là 4,5%. Tỷ lệ di chứng là 1,8%. Thời gian trung vị điều trị là 7 ngày, thời gian thở máy là 24 giờ.Kết luận:Hầu hết các bệnh nhân sốc phản vệ phải nhập khoa Điều trị tích cực Nội khoa là phản vệ độ III, các bệnh nhân đều được tiêm bắp Adrenalin theo phác đồ của Bộ Y tế, tuy nhiên tỷ lệ thoát sốc sau tiêm bắp Adrenalin đơn thuần là thấp, các bệnh nhân nhập khoa Điều trị tích cực Nội khoa phải kết hợp truyền liên tục Adrenalin và các thuốc vận mạch khác.Thời gian điều trị trung bình 7 ngày, thời gian thở máy là 24 giờ. Tỷ lệ sống cao chiếm tới 95,5% trong đó có 1,8% bệnh nhân có di chứng.

Phản  vệlà  một  phản ứng  dịứng  toàn  thân nặng, khởi phát nhanh và có thểdẫn tới tửvong [1], trong đósốc phản vệlà phản ứng phản vệcó kèm theo tình trạng tụt huyết áp, tương ứng với phản  vệđộIII,  IV  theo  phân  loại  của    BộY  tếnăm  2017  [2-3].  Phản  vệlàmột  cấp  cứu  nội khoa,  kết  quảđiều  trịphụthuộc  rất  nhiều  vào cách  tiếp  cận  và  xửtrí  đúng  ban  đầu,  các phương pháp điều  trịhỗtrợhô  hấp,  tuần  hoàn, thần  kinh…,  đặc  biệt  tiêm  bắp  adrenalin  ngay sau khi chẩn đoán sốc là một yếu tốquan trọng trong  việc  nâng  cao  tỷlệsống  của  bệnh  nhân sốc  phản  vệ.  Nhiềutrường  hợp  chẩn đoán muộn hoặc  chẩn  đoán  đúng  nhưng  dùng  sai  đường dùng adrenalin khiến phản vệnặng lên và suy đa tạng.  Vì  vậy  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  mục đích đánh giá kết quảđiều trịsốc phản vệởtrẻem tại khoa Điều trịtích cực Nội khoa, bệnh viện Nhi Trung ương

Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốc phản vệ, adrenalin

Tài liệu tham khảo
Dinakar C. Anaphylaxis in Children: Current Understanding and Key Issues in Diagnosis and Treatment. Current allergy and asthma reports. 2012, 12 (6), 641–649. 
2. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Văn Đĩnh. (2014). Cập nhật 2014 chẩn đoán và xử trí sốc phản vệ, Hội hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam. 
3. Bộ Y tế 2017. Thông tư 51: Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. 
4. Trần Bá Dũng. Nhận xét chẩn đoán và điều trị sốc phản vệ tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương. Báo cáo Hội nghị khoa học Hồi sức cấp cứu Nhi khoa lần III. 2018. 
5. Phạm Văn Thắng. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và điều trị sốc phản vệ do thuốc ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đề tài nghiên cứu khoa học tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi Trung ương. 2010, 6 (5), 9. 
6. Nguyễn Xuân Quốc, Phạm Văn Quang, Tăng Chí Thượng. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh nhi sốc phản vệ tại bệnh viện Nhi đồng 1. Tạp chí nhi khoa. 2017, 10 (3), 36-43. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment