KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM VÀ LÂU DÀI BỆNH PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH BẰNG PHẪU THUẬT QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN MỘT THÌ
Nghiên cứu nhằm mô tả kết quả điều trị sớm và lâu dài bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật qua đường hậu môn một thì tại bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: 75 bệnh nhân bao gồm 59 nam giới (78,7%) và 16 nữ giới (21,3%), tuổi dao động từ 15 ngày đến 36 tháng. 44 bệnh nhân có vô hạch trực tràng (58,7%), 28 vô hạch trực tràng – đại tràng sigma (37,3%) và 3 vô hạch đại tràng trái (4%). Thời gian phẫu thuật trung bình 92 phút. Trong 14 bệnh nhân phẫu thuật phải kết hợp thêm đường mổ khác: có 2 trường hợp phẫu thuật nộũsOƯ(2,7%) và 12 trường hợp sử dụng đường mổ PfOnnOiste (16%); do động mạch mạc treo đại tràng sigma căng, vô hạch dài, chảy máu khi phẫu tích và dính do viêm phúc mạc cũ. Không có tử vong do phẫu thuật, có một trường hợp rỉ máu miệng nối đã cầm khi chèn mét và 2 trường hợp bị nhiễm trùng. 75 bệnh nhân đại tiện tự chủ trước khi ra viện. Kết luận: phẫu thuật qua hậu môn một thì an toàn và cho kết quả tốt. Bệnh phình đại tràng bẩm sinh còn có tên gọi khác là bệnh Hirschsprung hay bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Bệnh Hirschsprung là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh là 1/5.000 trẻ đẻ sống [1, 2]. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa các nhóm dân tộc: người Bắc Âu là 1,5/10.000 trẻ đẻ sống, người Mỹ gốc Phi là 2,1/10.000 trẻ đẻ sống và ở châu Á là 2,8/10.000 trẻ đẻ sống [3]. Bệnh Hirschsprung có thể biểu hiện rất sớm ở trẻ sơ sinh với bệnh cảnh tắc ruột cấp tính dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời hoặc có thể biểu hiện bán cấp và mãn tính ở trẻ gây táo bón, ỉa chảy kéo dài do viêm ruột trường diễn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Hiện nay nhiều kỹ thuật mổ và đường mổ khác nhau đã được sử dụng để điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Các kỹ thuật đều phải tiến hành qua đường mở bụng kinh điển đó là đường trắng giữa trên – dưới rốn hoặc đường cạnh giữa trái đã được sử dụng trong nhiều năm. Gần đây để giảm bớt sang chấn và có được sẹo mổ đẹp, kín đáo các đường mổ khác như đường Pfannenstiel cải tiến (đường rạch da theo nếp lằn bụng), đường qua hậu môn, đường sau trực tràng và phẫu thuật nội soi đã dần thay thế đường mổ bụng [4, 5].
Bệnh viện Nhi Trung ương bắt đầu áp dụng phẫu thuật qua đường hậu môn từ cuối năm 2000. Đến đầu năm 2003 phẫu thuật một thì qua đường hậu môn đã được tiến hành một cách có hệ thống để điều trị cho những bệnh nhân bị bệnh phình đại tràng bẩm sinh từ sơ sinh đến 3 tuổi. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị sớm và lâu dài bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật qua đường hậu môn một thì tại bệnh viện Nhi Trung ương.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất