Kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Giang
Luận văn chuyên khoa II Kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Giang.Suy hô hấp (SHH) cấp là một tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây nên, rất hay gặp trong thời kỳ sơ sinh nhất là trong những ngày đầu sau sinh, khi trẻ làm quen với môi trường bên ngoài tử cung.
Suy hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh nói chung và ở trẻ đẻ non nói riêng: 80% trẻ sơ sinh đến viện có tình trạng suy hô hấp từ vừa đến nặng , trong đó 50% là trẻ đẻ non đe dọa đến tính mạng [12], [63].
Theo nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh suy hô hấp tử vong là 11,6%, đứng hàng thứ ba các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em [50].
Tại Việt Nam, Nguyễn Kim Nga nghiên cứu tại Viện Nhi trong 2 năm 2000-2001 có đến 80% số trẻ sơ sinh tử vong đến viện trong tình trạng có SHH từ vừa đến nặng [15]. Nguyễn Thị Kiều Nhi và cộng sự (CS) nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh non tháng là 67,4%, trong đó tử vong do suy hô hấp cấp chiếm 12,5% [17].
Trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh, đảm bảo thông khí và cung cấp oxy cho trẻ là quan trọng nhất để tránh tổn thương các tế bào, đặc biệt là các tế bào não. Tuy nhiên, có không ít trường hợp sau khi được cung cấp oxy bằng các dụng cụ như gọng mũi, mặt nạ, lều…ngay cả với nồng độ cao (FiO2
>60%) nhưng tình trạng SHH vẫn không cải thiện mà còn có khả năng bị ngộ độc oxyCó nhiều phương pháp để cung cấp oxy cho bệnh nhân trong các trường hợp suy hô hấp cấp, . Mmột trong những biện pháp hữu hiệu là thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP: Nasal Continuous Positive Airway Pressure), đây là một biện pháp cung cấp oxy không xâm nhập có hiệu quả tốt, đơn giản và an toàn trong các trường hợp bệnh nhân còn khả năng tự thở [23]. Phương pháp này đảm bảo duy trì được một áp lực dương liên tục tại
đường hô hấp trong suốt chu kỳ thở, nhất là cuối thì thở ra, nhờ đó làm tăng khả năng cung cấp oxy cho trẻ, giữ cho phế nang không bị xẹp lại vào cuối thì thở ra, làm giãn nở các phế quản nhỏ, tránh được các cơn ngừng thở… giảm tỉ lệ tử vong do suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh [52].
Trên Thế giới đã có nhiều báo cáo cho thấy thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp cấp đã góp phần đáng kể làm giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nhất là sơ sinh non tháng [34].
Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu đã tiến hành phương pháp này và cho thấy hiệu quả ở các mức độ khác nhau: Nghiên cứu của Đỗ Hồng Sơn tại Bệnh viện Nhi Trung ương tỉ lệ thở NCPAP thành công đạt 56,3% mặc dù đã thở oxy thất bại [21]. Khu Thị Khánh Dung và CS nghiên cứu thở CPAP bằng máy tự tạo tỉ lệ thành công là 90%. Hứa Thị Thu Hằng nghiên cứu tại khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên thở NCPAP tỉ lệ thành công là 77,7% [7]. Cần nêu thêm những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của các nghiên cứu trước đây để thấy rằng kết quả thở NCPAP
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả cũng khác nhau và chưa
thống nhất. Chính vì vậy mình mới nghiên cứu vấn đề này. Các nghiên cứu CPAP gần đây tập trung chủ yếu ở các đối tượng sơ sinh non tháng mà chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh đủ tháng. Câu hỏiVấn đề đặt ra là tại sao các kết quả ở mỗi nhóm đối tượng nghiên cứu lại khác nhau đến như vậy và có những yếu tố nào ảnh hưởng đến các kết quả nghiên cứu này?
Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Giang” nhằm 2 mục tiêu:
1.Đánh giá kết quả điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) tại Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Giang năm 2017.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 43
1.1.Tổng quan về suy hô hấp sơ sinh 43
1.1.1.Định nghĩa suy hô hấp 43
1.1.2.Các nguyên nhân gây suy hô hấp 54
1.1.3.Một số bệnh cảnh lâm sàng của suy hô hấp cấp 75
1.1.4.Đánh giá suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 108
1.1.5.Hậu quả của suy hô hấp 129
1.1.6.Điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh 1310
1.1.7.Tác dụng của CPAP 2219
1.2.1.Trẻ sơ sinh non tháng, cân nặng thấp 2723
1.2.2.Thời gian bắt đầu điều trị, các dấu hiệu lâm sàng 2825
1.2.3.Biến chứng của điều trị suy hô hấp bằng NCPAP 3128
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3229
2.1.Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 3229
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 3229
2.1.2.Tiêu chuẩn lựa chọn 3229
2.1.3.Tiêu chuẩn loại trừ 3329
2. 1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3330
2.2.Thiết kế nghiên cứu 3330
2.3.Cỡ mẫu 3330
2.4.Phương pháp chọn mẫu 3430
2.5.Các chỉ tiêu nghiên cứu 3430
2.5.1.Các chỉ tiêu về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3430
2.5.2.Các chỉ tiêu về kết quả điều trị suy hô hấp 3531
2.6.Phương pháp thu thập số liệu 4234
2.7.Phương tiện nghiên cứu 4335
2.8.Quy trình thở NCPAP 4335
2.9.Các biện pháp điều trị khác 4436
2.10.Phương pháp xử lý số liệu 4436
2.11.Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 4436
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4637
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4637
3.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 6447
Chương 4: BÀN LUẬN 7150
4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 7250
4.2.Kết quả điều trị suy hô hấp bằng thở NCPAP 7855
4.3.Mối liên quan tới kết quả điều trị 8863
KẾT LUẬN 9668
KHUYẾN NGHỊ 9969
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 111
Nguồn: https://luanvanyhoc.com