Kết quả điều trị thận niệu quản đôi bằng phương pháp nối niệu quản-niệu quản có nội soi sau phúc mạc sử dụng 1 trocar hỗ trợ

Kết quả điều trị thận niệu quản đôi bằng phương pháp nối niệu quản-niệu quản có nội soi sau phúc mạc sử dụng 1 trocar hỗ trợ

Kết quả điều trị thận niệu quản đôi bằng phương pháp nối niệu quản-niệu quản có nội soi sau phúc mạc sử dụng 1 trocar hỗ trợ
Nguyễn Thanh Quang, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Liêm
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của phương pháp nối niệu quản – niệu quản có nội soi sau phúc mạc sử dụng 1 trocar hỗ trợ để điều trị thận niệu quản đôi hoàn toàn. Từ tháng tháng 9 năm 2016 tới tháng 12 năm 2018 đã có 37 bệnh nhi ở độ tuổi từ 2,4 tháng -105,9 tháng đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Không có bệnh nhân nào phải chuyển mổ mở để tìm niệu quản. Không có các tai biến trong mổ. Thời gian phẫu thuật trung bình là 81,6 ± 11,7 phút, thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 5,1 ± 2,3 ngày. Biến chứng tuột đầu dưới ống thông JJ lên niệu quản gặp ở 3 bệnh
nhân trong đó 2 bệnh nhân được lấy bỏ ống thông bằng điện quang can thiệp, 1 bệnh nhân phải mổ mở. Kết quả theo dõi với thời gian sau mổ trung vị là 28,5 tháng cho thấy tất cả bệnh nhân diễn biến tốt. Kích thước bể thận và niệu quản trên giảm có ý nghĩa thống kê. Tất cả bệnh nhân đều có chức năng thận tốt hơn trước mổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp nối niệu quản-niệu quản có nội soi sau phúc mạc sử dụng 1 troca hỗ trợ là phương pháp khả thi, an toàn và hiệu quả điều trị dị tật thận niệu quản đôi hoàn toàn ở trẻ em.

Dị tật niệu thận quản đôi (TNQĐ) là dị tật đường tiết niệu hay gặp nhất với tần suất là 0,8% trong mổ tử thi và 2% trong các phim chụp đường tiết niệu.1,2 Phẫu thuật được chỉ định khi có niệu quản lạc chỗ gây són tiểu hoặc khi có các biến chứng như tắc đường bài xuất nước tiểu, luồng trào ngược bàng quang-niệu quản, túi sa niệu quản hay nhiễm trùng tái phát. Nhiều kỹ thuật mổ đã được áp dụng để điều trị dị tật TNQĐ bao gồm cắt đơn vị thận trên cùng với niệu quản, cắm lại cả hai niệu quản vào bàng quang, nối bể thận với bể thận, nối niệu quản với bể thận và nối niệu quản với niệu quản.3–7Mặc dù cắt thận là phưng pháp điều trị hiệu quả nhưng có khoảng 5 % đơn vị thận còn lại bị mất chức năng vì vậy các phương pháp điều trị bảo tồn đã được phát triển trong đó kỹ thuật nối niệu quản-niệu quản là kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất.8–15 Kỹ thuật nối niệu quản-niệu quản bằng mổ mở dần dần bị thay thế bởi kỹ thuật mổ nội soi.10–14 Cho đến nay kỹ thuật mổ nội soi được thực hiện bằng đường qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc sử dụng 3 – 4 trocar với 3 – 4 đường rạch.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment