Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt

Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt

Luận văn Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt. Trượt đốt sống (TĐS) là hiện tượng dịch chuyển của đốt sống phía trên so với phía dưới. Trượt đốt sống thắt lưng được mô tả lần đầu tiên vào nửa cuối thế kỷ XVIII (1782) bởi Herbineaux [1]. Năm 1930, Junghanns công bố nghiên cứu bệnh TĐS không có tổn thương eo, sau này được gọi là trượt đốt sống do thoái hóa [2]. Nghiên cứu dịch tễ học cắt ngang các BN viêm xương khớp mãn tính ở Copenhagen, Jacobsen và các cộng sự đã cho thấy kết quả bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam [3], đặc biệt ở các đốt sống L4 – L5 và ít gặp ở các đốt sống thắt lưng cao [4], [6].

Trượt đốt sống thắt lưng do nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp TĐS thắt lưng do nguyên nhân thoái hóa và khuyết hở eo đốt sống [4], [7], [8]. Ngoài ra còn có thể gặp TĐS thắt lưng do bẩm sinh, chấn thương hoặc do u.

Hầu hết các bệnh nhân TĐS thắt lưng diễn biến âm thầm không có triệu chứng. Khi đến viện khám thường đã có triệu chứng chèn ép thần kinh, đau cột sống thắt lưng do mất vững, thậm chí trong giai đoạn muộn có thể gây nên tổn thương thần kinh nặng hơn như liệt, biến đổi tư thế vùng cột sống thắt lưng và ảnh hưởng dáng đi.

Chẩn đoán TĐS thắt lưng dựa vào đặc điểm lâm sàng khám thần kinh và hình ảnh học như: Xquang, cộng hưởng từ và cắt lớp vi tính.

TĐS thắt lưng được chỉ định điều trị phẫu thuật khi điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không đáp ứng, TĐS thắt lưng có triệu chứng lâm sàng nặng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Phẫu thuật điều trị TĐS thắt lưng nhằm mục đích giải ép thần kinh và cố định làm vững chắc cột sống. Có nhiều phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng trong điều trị như: cố định cột sống lối sau và ghép xương; lấy đĩa đệm giải ép, ghép xương và cố định cột sống thắt lưng lối trước (ALIF); lấy đĩa đệm giải ép, cố định cột sống thắt lưng và ghép xương liên thân đốt lối sau (PLIF); lấy đĩa đệm giải ép, cố định cột sống thắt lưng và ghép xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp (TLIF); cùng với đó là nắn chỉnh trong phẫu thuật nhằm phục hồi giải phẫu. Việc lựa chọn kỹ thuật phẫu thuật vẫn còn nhiều quan điểm, chưa thống nhất giữa các phẫu thuật viên. Hầu hết nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh giá kết quả các phương pháp phẫu thuật điều trị trượt đốt sống thắt lưng ở nhiều tầng đốt sống. Một số tác giả nước ngoài đã đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị trượt đơn tầng cột sống L4 – L5 [9-11]. Hiện ở Việt Nam chỉ ít nghiên cứu đánh giá điều trị trượt đơn tầng cột sống L4 – L5.

Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L^-Ls bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt” nhằm hai mục tiêu:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh trượt đốt sống thắt lưngL4-L5.
  1. Đánh giá kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng L4-L5 bằng phẫu thuật lấy đĩa đệm, cố định cột sống, ghép xương liên thân đốt.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ  ……………………………………………………………………………………..  1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN  …………………………………………………………………  3

1.1. LỊCH S Ử  NGHIÊN C ỨU BỆ NH LÝ TRƢ Ợ T Đ Ố T S Ố NG THẮT LƢNG  ..   3

1.2. GIẢI PHẪU SINH LÝ CỘT SỐNG THẮT LƢNG  ………………………….. …..   4

1.2.1. Đặc điểm chung các đốt sống thắt lƣng  …………………………………  4

1.2.2. Vận động của cột sống thắt lƣng……………………………………………  9

1.3. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ TRƢỢT ĐỐT SỐNG THẮT LƢNG  ………………   10

1.3.1. Dịch tễ học  ……………………………………………………………………….  10

1.3.2. Sinh bệnh học  ……………………………………………………………………  11

1.3.3. Phân loại TĐS  …………………………………………………………………..  12

1.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH  ………………….   13

1.4.1. Đặc điểm lâm sàng  …………………………………………………………….  13

1.4.2. Đặc điểm chẩn đoán hình ảnh  ……………………………………………..  16

1.5. CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH TĐS THẮT LƢNG  ………………………….. ………   23

1.6. CÁC PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ  ………………………….. …………………………..   23

1.6.1.Điều trị nội khoa  ………………………………………………………………..  23

1.6.2. Điều trị phẫu thuật …………………………………………………………….  24

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………  31

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU  ………………………….. ………………………….. ……..   31

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn  …………………………………………………………..  31

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ  …………………………………………………………….  31

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  ………………………….. ………………………….. .   31

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………  31

2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu  …………………………………………….  32

2.2.3. Quy trình nghiên cứu  …………………………………………………………  32 

2.3. CÁC NHÓM BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU  ………………………….. …………………..   32

2.3.1. Thông tin chung  ………………………………………………………………..  32

2.3.2. Thông tin trƣớc phẫu thuật  ………………………………………………….  33

2.3.3. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật  …………………………………….  35

2.4. XỬ LÝ, PHÂN TÍCH  SỐ LIỆU  ………………………….. ………………………….. ….   40

2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU  ………………………….. ………………………….. …………   41

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………  42

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG  ………………………….. ………………………….. ………………….   42

3.1.1. Tuổi  …………………………………………………………………………………  42

3.1.2. Giới………………………………………………………………………………….  42

3.1.3. Nghề nghiệp  ……………………………………………………………………..  43

3.1.4. Tiền sử bệnh và chấn thƣơng  ………………………………………………  43

3.1.5. Lý do vào viện…………………………………………………………………..  44

3.1.6. Thời gian phát hiện bệnh  ……………………………………………………  44

3.1.7. Điều trị nội khoa trƣớc phẫu thuật  ……………………………………….  45

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH  ………………….   45

3.2.1. Lâm sàng  ………………………………………………………………………….  45

3.3.2. Chẩn đoán hình ảnh …………………………………………………………..  48

3.3. KẾT QUẢ  ĐIỀU TRỊ  ………………………….. ………………………….. ………………….   50

3.3.1. Đặc điểm chung phẫu thuật…………………………………………………  50

3.3.2. Đánh giá kết quả gần sau mổ  ………………………………………………  50

3.3.3. Đánh giá kết quả xa sau mổ  ………………………………………………..  54

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN  ………………………………………………………………….  59

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG  ………………………….. ………………………….. ………………….   59

4.1.1. Tuổi  …………………………………………………………………………………  59

4.1.2. Giới tính  …………………………………………………………………………..  59

4.1.3. Nghề nghiệp  ……………………………………………………………………..  60

4.1.4. Tiền sử bệnh và lý do vào viện  ……………………………………………  61

4.1.5. Thời gian phát hiện bệnh và điều trị nội trƣớc mổ   …………………  61 

4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH  ………………….   62

4.2.1. Lâm sàng  ………………………………………………………………………….  62

4.2.2. Chẩn đoán hình ảnh …………………………………………………………..  66

4.3. KẾT QUẢ  ĐIỀU TRỊ  ………………………….. ………………………….. ………………….   68

4.3.1. Đặc điểm chung phẫu thuật…………………………………………………  68

4.3.2. Kết quả gần sau mổ  ……………………………………………………………  70

4.3.3. Đánh giá kết quả xa sau mổ  ………………………………………………..  75

KẾT LUẬN  ……………………………………………………………………………………….  82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1.  Hậu, P.T.,  Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị  phẫu thuật bệnh trượt đốt sống thắt lưng do hở  eo  ở  người trưởng thành, in  Thư Viện Quốc gia. 2006, Học Viện Quân y. p. 111.
  2.  Phụng, B.H.,  Điều trị  phẫu thuật hẹp  ống sống thắt lưng do trượt đốt sống khuyết eo cung sau. Luận án Chuyên khoa cấp II, 2000(Đại học Y Dƣợc TP Hồ Chí Minh).
  3.  Phan Minh Đức, V.P.T.N., Điều trị phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng bằng nẹp vít chân cung và ghép xương liên mỏm ngang. Hội Nghị Phẫu thuật thần kinh toàn quốc, 2007.
  1.  Nguyễn Vũ, H.K.T.,  Chẩn đoán và kết quả  phẫu thuật trượt đốt sống thắt lưng bằng cố định qua cuống kèm hàn xương liên thân đốt tại bệnh viện Việt Đức. Y học Thực Hành, 2010. 733+734(377-383).
  2.  Frank Netter, Atlas giải phẫu người. 2002: Nhà xuất bản Y học.
  3.  Minh, T.V., Giải phẫu người. Tập 2 ed. 2005, Hà Nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Y học.
  1.  Luyến, N.T.,  Kết quả  phẫu thuật bệnh lý trượt đốt sống thắt lưng.  Y  học Thành Phố Hồ Chí Minh, 2010. 14(No 1-2010): p. 252-256.
  1.  Nguyễn  Danh  Đô,  P.T.H.,  Lê  Ngọc  Quang,  Nhận  xét  kết  quả  phẫu thuật cố  định trượt thân đốt sống thắt lưng bằng nẹp vít phía sau.  Y học Thực Hành, 2002. 436: p. 99-102.
  1.  Xuân,  Đ.Đ.,  Nghiên  cứu  tầm  hoạt  động  cột  sống  thắt  lưng  ở  người trưởng thành bình thường và một số  đối tượngbệnh lý vùng thắt lưng, in Thư viện Quốc gia. 2002, Học Viện Quân y. p. 121.
  1.  Nguyễn Bá Hậu, N.V.T.,  Đánh giá kết quả  điều trị  trượt đốt sống thắt  lưng bằng cố  định cột sống lối sau và ghép xương liên thân đốt.  Luận  văn Thạc sỹ, 2009(Đại học Y Hà Nội).
  1.  Nguyễn  Hữu  Thiện, B.H.P.,  Điều trị  phẫu thuật trượt đ ốt s ống thắt lưng  bằng dụng cụ  Krypton tại B ệnh viện Triều An.  Y học Thực Hành, 2012.

Leave a Comment