KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÁU NẶNG Ở TRẺ EM BẰNG PROPRANOLOL

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÁU NẶNG Ở TRẺ EM BẰNG PROPRANOLOL

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÁU NẶNG Ở TRẺ EM BẰNG PROPRANOLOL
Diệp Quế Trinh1, Phạm Thụy Diễm1, Đoàn Bảo Duy1, Trương Nguyễn Hoài Linh2
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: U máu ở trẻ em là u lành mạch máu phổ biến ở bệnh nhi và thường được điều trị bằng propranolol. Chúng tôi mô tả kinh nghiệm về đáp ứng với điều trị, tác dụng phụ (TDP) và tỉ lệ tái phát ở 151 bệnh nhi u máu nặng được điều trị bằng propranolol.

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị u máu nặng ở trẻ em bằng Propranolol uống.

Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu hồ sơ 151 bệnh nhi bị u máu nặng được điều trị Propranolol uống tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 6/2016 đến tháng 1/2020, thu thập thông tin về chỉ định điều trị, sự thu nhỏ u máu, tái phát u máu và TDP của Propranolol.

Kết quả: Chúng tôi phân tích 151 trường hợp u máu bao gồm 102 nữ và 49 nam. Tất cả bệnh nhân đều được điều trị bằng propranolol uống với liều 2 mg/kg/ngày. Điều trị bắt đầu từ 1,1 đến 10 tháng tuổi. Tuổi trung bình điều trị là 3,3 ± 1,8 tháng. Thời gian điều trị trung bình là 7,3 ± 2,4 tháng. Đáp ứng điều trị tuyệt vời chiếm 49% bao gồm về giảm hơn 50% thể tích u máu, giảm hơn 50% màu sắc u, cải thiện hoàn toàn biến chứng, không di chứng và thân nhân hài lòng đến rất hài lòng. Những yếu tố cho đáp ứng điều trị tốt là tuổi bắt đầu điều trị sớm trước 3 tháng tuổi, vị trí u máu vùng ngoài mặt, u máu dạng nông và hỗn hợp, u máu dạng phân đoạn (p <0,05). Tác dụng phụ nghiêm trọng của Propranolol là 2%, nhẹ là 8%. Tỉ lệ tái phát u máu là 8,8%. Các yếu tố dự đoán tái phát là thời gian điều trị, u máu vùng mặt, u máu dạng sâu, u máu phân đoạn.

Kết luận: Propranolol rất hiệu quả trong việc làm giảm thể tích, màu sắc u cũng như cải thiện biến chứng của u máu nặng ở trẻ em. Điều trị sớm bằng Propranolol là lựa chọn đầu tiên và phù hợp cho bệnh nhân u máu nguy cơ cao.

U máu trẻ em là những bất thường do sự tăng sinh tế bào nội mô mạch máu. U máu là u lành tính thường gặp nhất ở trẻ nhỏ với xuất độ từ 4-10% và tỉ lệ cao hơn ở trẻ sinh non(1). Khoảng 80% các tổn thương được tìm thấy ở vùng mặt và cổ(2). U máu gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 3:1(1). Hầu hết u máu trẻ em tự biến mất và không cần điều trị. Tuy nhiên, các u máu nghiêm trọng cần chỉ định điều trị như u máu ở đường thở phát triển nhanh, chèn ép gây suy hô hấp đe dọa tử vong, u máu vùng quanh mắt gây che chắn tầm nhìn hoặc u máu có biến chứng loét nhiễm trùng, chảy máu thường để lại dư chứng mất thẩm mỹ.

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U MÁU NẶNG Ở TRẺ EM BẰNG PROPRANOLOL

Leave a Comment