KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU Ở TRẺ EM
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU Ở TRẺ EM
Thẩm Trương Khánh Vân1; Nguyễn Thị Ngọc Ánh1; Đỗ Như Hơn2
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá kết quả điều trị viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp: mô tả tiến cứu không có nhóm chứng trên 30 BN trẻ em < 16 tuổi được chẩn đoán và điều trị viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãn cầu tại Bệnh việnMắt Trung ương. Kết quả: tuổi trung bình 8,03 ± 3,99, nhóm 6 – 10 tuổi hay gặp nhất. Nguyên nhân gây chấn thương chủ yếu là tác nhân thực vật (n = 11) và tác nhân kim loại (n = 11). 27 mắt (90%) có vết thương xuyên giác mạc. 25 mắt (83,3%) đục dịch kính độ 5. Xét nghiệm vi sinh trực tiếp dương tính ở 93,3% trường hợp (n = 29), 63,3% vi khuẩn Gram (+). 29 mắt (96,7%) được cắt dịch kính mủ, 90% trường hợp có bơm dầu silicon nội nhãn, 1 mắt (3,3%) điều trị nội khoa. Tại thời điểm sau ra viện 3 tháng, 20% trường hợp (n = 6) có thị lực ≥ 20/400, 10% thị lực ST (-). Không có trường hợp nào tăng nhãn áp. 43,3% trường hợp (n = 13) có kết quả giải phẫu tốt. Kết quả thị lực phụ thuộc vào thị lực khi vào viện, mức độ hoại tử và áp xe hắc võng mạc. Tỷ lệ mắt điều trị thành công về cả chức năng và giải phẫu rất thấp (13,3%).
Tình trạng bong võng mạc trước mổ ảnh hưởng đến kết quả giải phẫu. 9 mắt (30%) có tăngsinh dịch kính võng mạc, 3 mắt (10%) xuất hiện bong võng mạc co kéo, 3 mắt (10%) nhuyễn hóa dầu, 2 mắt (6,7%) bị teo nhãn cầu. Kết luận: viêm mủ nội nhãn sau vết thương xuyên nhãncầu ở trẻ em thường gặp ở độ tuổi 6 – 10, chủ yếu do vật sắc nhọn kim loại và thực vật gây ra. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn Gram (+). Thành công về mặt giải phẫu và chứcnăng rất thấp, tỷ lệ biến chứng sau mổ cao, chủ yếu là tăng sinh dịch kính võng mạc và bong võng mạc co kéo.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU VẾT THƯƠNG XUYÊN NHÃN CẦU Ở TRẺ EM