Kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2019

Kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2019

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2019. Hiện nay bệnh Lao vẫn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) năm 2017 ước tính có khoảng 10 triệu trường hợp mới mắc lao, tương đương 133/100.000 dân, 1,3 triệu ca tử vong. Tại Đông Nam Á ghi nhân 4.440 ca nhiễm lao (1). Ước tính mỗi năm có thêm 1,8 triệu người nhiễm mới và do đó có thêm nhu cầu mới trong cuộc chiến chống lại sự lây lan của bệnh lao (2). Tại Việt Nam, theo báo cáo lao toàn cầu năm 2017, xếp thứ 16 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới với 124.000 ca mắc lao (tỷ lệ 129/100.000 dân) và 14.000 người chết mỗi năm (2), (3). Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII về chăm sóc sức khỏe trong tình hình mới và chiến lược Quốc gia phòng chống Lao tới năm 2020, tầm nhìn 2030 đã đặt ra mục tiêu cơ bản chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 với việc giảm tỷ lệ mắc lao trong cộng đồng xuống dưới 20/100.000 dân (4), (5).

Để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc nỗ lực phát hiện và điều trị sớm không chỉ cho những trường hợp lao bệnh mà ngay những trường hợp lao mới nhiễm, chưa chuyển sang giai đoạn lao tiến triển, còn gọi là nhiễm lao tiềm ẩn (LTA). Ước tính có tới 1/3 dân số thế giới nhiễm LTA có nguy cơ phát triển thành lao hoạt động và trung bình có 5-10% người nhiễm LTA sẽ mắc lao. Việc điều trị bệnh LTA sẽ làm giảm 60 – 90% nguy cơ bệnh LTA tái phát thành lao hoạt động (1), (6), (7). Các đối tượng nguy cơ cao cần chú ý sàng lọc LTA theo khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế Việt Nam bao gồm trẻ em < 5 tuổi có tiếp xúc nguồn lây, người nhiễm HIV, người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây và nhóm người có yếu tố nguy cơ (7), (8).
Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) đã triển khai nhiều hoạt động rất tích cực hướng đến mục tiêu năm 2030, trong đó đẩy mạnh hoạt động sàng lọc lao tại cộng đồng và tích cực trong chẩn đoán và điều trị LTA. Đà Nẵng là một trong các tỉnh thành phố trọng điểm triển khai toàn diện chẩn đoán, phát hiện và điều trịlaotiềm ẩn thuộc CTCLQG. Trên cơ sở dự án “Tăng cường tác động của can thiệp y tế công cộng đối với việc chẩn đoán và điều trị lao tiềm ẩn:
Thử nghiệm ngẫu nhiên cụm ứng dụng (ACT4)” được triển khai từ năm 2016 như một thử nghiệm để giúp CTCLQG và thế giới mở rộng quản lý LTA hướng đến mục tiêu cuối cùng chấm dứt bệnh lao ở thập niên 2030. Kết quả phân tích thực trạng quản lý LTA giai đoạn 1 của Dự án cho thấy tỷ lệ thất thoát nhận diện là 71%, 22% người tiếp xúc (NTX) không tiến hành sàng lọc, tỷ lệ NTX điều trị LTA thấp (5,5% tổng số NTX ước tính). Giai đoạn 2 của Dự án triển khai các can thiệp y tế công cộng bao gồm nâng cao năng lực cán bộ y tế, theo dõi NTX, chẩn đoán mắc LTA, truyền thông tư vấn cho người mắc LTA, điều trị dự phòng, hỗ trợ nhỏ cho người mắc LTA tham gia điều trị và CBYT. Kết quả NTX được nhận diện đạt 110% so với ước tính, 81% NTX tiêm phản ứng lao tố, 78% NTX chỉ định điều trị LTA, 1% NTX chẩn đoán lao. Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã điều trị LTA cho 611 người tiếp xúc hộ gia đình tại 04 quận huyện, trong đó tại Hòa Vang đã nhận diện 336 người tiếp xúc, tỷ lệ 118% so với ước tính, tỷ lệ sàng lọc đạt 89%, phát hiện và điều trị cho 164 bệnh nhân LTA, tỷ lệ 48,8% và được đánh giá cao trong công tác triển khai quản lý LTA cho NTX(9). Sau kết quả nghiên cứu ACT4, quản lý LTA đã trở thành chính sách của CTCLQG.
Huyện Hòa Vang, với địa bàn rộng, không có phòng khám đa khoa khu vực để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân, triển khai đồng thời nhiều chương trình trọng điểm về y tế trong năm 2019, thì việc duy trì hoạt động quản lý LTA sẽ thực hiện như thế nào khi không có sự can thiệp hỗ trợ từ Dự án? Trên cơ sở thu thập kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn, các số liệu thu được một cách khoa học và phân tích các yếu tố từ cộng đồng giúp đơn vị xem xét toàn bộ các kết quả, làm cơ sở cho đơn vị xác định được những mặt làm được, những tồn tại nhằm định hướng cải tiến các hoạt động và lập kế hoạch thực hiện quản lý chương trình LTA trong thời gian tới. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình và một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng năm 2019”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn ở người tiếp xúc hộ gia đình tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang năm 2019

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………………………………………………… iv
DANH MỤC CÁC BẢNG …………………………………………………………………………..v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ……………………………………………………………………………. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU……………………………………………………………………… viii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………..3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………….4
1.1. Khái quát về lao, lao tiềm ẩn……………………………………………………………………4
1.2. Kết quả về quản lý lao tiềm ẩn hiện nay………………………………………………….11
1.3. Yếu tố liên quan đến kết quả quản lý lao tiềm ẩn……………………………………..14
1.4. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu…………………………………………………..16
1.5. Khung lý thuyết……………………………………………………………………………………20
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………….21
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………..22
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………22
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu…………………………………………………………………………….22
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ………………………………………………..23
2.6. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………………………26
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ………………………………………….26
2.8. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………………..26
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………………..27
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………28
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………28
3.2. Kết quả quản lý lao tiềm ẩn……………………………………………………………………29
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý lao tiềm ẩn …………………………33
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………43
4.1. Kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn ở NTX hộ gia đình tại Trung tâm Y tế
huyện Hòa Vang:………………………………………………………………………………………..43
HUPHiii
4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động quản lý lao tiềm ẩn tại Trung
tâm Y tế huyện Hòa Vang năm 2019…………………………………………………………….45
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….47
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………..50
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………………57
PHỤ LỤC 1: Bảng mô tả biến số nghiên cứu…………………………………………………61
PHỤ LỤC 2: Phiếu thu thập số liệu thứ cấp …………………………………………………..65
PHỤ LỤC 3: Phỏng vấn sâu cán bộ thực hiện công tác chống lao tại Bệnh viện ..67
PHỤ LỤC 4: Phỏng vấn sâu cán bộ y tế cơ sở ……………………………………………….69
PHỤ LỤC 5: Phỏng vấn sâu người nhà tiếp xúc bệnh nhân lao………………………..71
PHỤ LỤC 6: Phiếu phỏng vấn người tiếp xúc hộ gia đình ………………………………72
PHỤ LỤC 7: Phiếu câu hỏi dành cho cha mẹ người tiếp xúc hộ gia đình <18 ……81
PHỤ LỤC 8: Biên bản giải trình chỉnh sửa các góp ý luận văn Thạc sỹ chuyên
ngành Y tế công cộng …………………………………………………………………………………86
PHỤ LỤC 9: Biên bản nhận xét của phản biện 1 ……………………………………………89
PHỤ LỤC 10: Biên bản nhận xét của phản biện 2 ………………………………………….9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Tóm tắt quy trình quản lý lao tiềm ẩn Chương trình chống lao quốc gia
trong năm 2019 (Dựa theo Dự án ACT4) ………………………………………………………..9
Bảng 1. 2. Chỉ số đánh giá quản lý lao tiềm ẩn trong Chương trình chống lao quốc
gia……………………………………………………………………………………………………………11
Bảng 1. 3. Kết quả sơ bộ hoạt động Dự án ACT4B tại các điểm can thiệp Đà
Nẵng, Quảng Nam qua chuỗi đa bậc quản lý LTA từ 2/4-30/9/2018…………………18
Bảng 1. 4. Số liệu quản lý LTA tại huyện Hòa Vang trước và sau khi tham gia Dự
án ACT4 ……………………………………………………………………………………………………18
Bảng 2. 1. Các chỉ số đầu ra và biến số nghiên cứu…………………………………………26
Bảng 3. 1. Tình hình nhận diện người tiếp xúc ở bệnh nhân chỉ điểm (n=135) …..29
Bảng 3. 2. Tình hình người tiếp xúc được nhận diện……………………………………….29
Bảng 3.3. Quan hệ của người tiếp xúc được nhận diện với bệnh nhân chỉ điểm
(n=366)……………………………………………………………………………………………………..30
Bảng 3. 4. Kết quả sàng lọc lao/ lao tiềm ẩn…………………………………………………..31
Bảng 3. 5. Chỉ định tiêm mantoux của người nhà tiếp xúc ≥5 tuổi (n=255) ………31
Bảng 3. 6. Hoàn tất tầm soát lao/LTA của người nhà tiếp xúc≥ 5 tuổi (n=284) … 31
Bảng 3. 7. Kết quả tiêm mantoux của người nhà tiếp xúc ≥ 5 tuổi (n=254) ……….31
Bảng 3. 8. NTX < 5 tuổi có tiêm mantoux và kết quả tiêm mantoux (n=30) ……..31
Bảng 3.9. Kết quả thẩm định y khoa của người tiếp xúc ………………………………….32
Bảng 3. 10. Chỉ định điều trị cho bệnh nhân lao tiềm ẩn …………………………………33
Bảng 3. 11. Kết quả tham gia điều trị lao tiềm ẩn của người tiếp xúc ……………….33
Bảng 3. 12. Nơi đăng ký điều trị của bệnh nhân lao tiềm ẩn…………………………….33
Bảng 3. 13. Kết quả theo dõi tái khám sau 1 tháng điều trị (n=234) ………………….34
Bảng 3. 14. Đặc điểm của người tiếp xúc ………………………………………………………34
Bảng 3. 15. Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn……………………………………………..35
Bảng 3. 16. Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế của đối tượng phỏng vấn ………..35
Bảng 3.17. Liên quan giữa yếu tố cá nhân với hoạt động tham gia sàng lọc lao, lao
tiềm ẩn của NTX ≥ 18 tuổi (n=235)………………………………………………………………36
Bảng 3.18. Lý do tham gia sàng lọc/ không tham gia sàng lọc của đối tượng được
phỏng vấn …………………………………………………………………………………………………37
HUPHvi
Bảng 3.19. Lý do quyết định uống thuốc/ không quyết định uống thuốc của người
tiếp xúc được phỏng vấn ……………………………………………………………………………..38
Bảng 3. 20. Lý do người tiếp xúc <18 tuổi được quyết định tham gia sàng lọc/
không được sàng lọc lao (n=51) …………………………………………………………………..39
Bảng 3. 21. Lý do uống thuốc của người tiếp xúc < 18 tuổi qua phỏng vấn gián
tiếp (n=50)…………………………………………………………………………………………………39
Bảng 3. 22. Mức độ trả lời câu hỏi của cán bộ y tế cho đối tượng phỏng vấn …….40
Bảng 3. 23.Mức độ hài lòng của đối tượng phỏng vấn với cơ sở y tế ………………..41
Bảng 3. 24. Tư vấn của cán bộ y tế về khả năng mắc lao của người tiếp xúc được
phỏng vấn (n=175) ……………………………………………………………………………………..44
Bảng 3. 25. Các kênh truyền thông được tiếp cận về lao tiềm ẩn………………………46
Bảng 3.26. Bảng tổng hợp các yếu tố định tính ảnh hưởng đến kết quả quản lý lao
tiềm ẩn………………………………………………………………………………………………………4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment