KẾT QUẢ LÂM SÀNG CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN MỘT PHÔI NANG QUA PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY TIME LAPSE TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN VINMEC TIMES CITY

KẾT QUẢ LÂM SÀNG CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN MỘT PHÔI NANG QUA PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY TIME LAPSE TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN VINMEC TIMES CITY

KẾT QUẢ LÂM SÀNG CỦA CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN MỘT PHÔI NANG QUA PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY TIME LAPSE TẠI TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH SẢN VINMEC TIMES CITY
Diêm Thị Yến1, Lê Thị Phương Lan1, Nguyễn Thị Cẩm Vân1, Nguyễn Thị Như Trang1, Trần Huệ Trân1, Trương Văn Hạnh1, Khuất Hữu Quân1, Nguyễn Vũ Hà1, Vũ Văn Thành1, Vũ Thị Liên1
1 Tt hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Vinmec Times City
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa các bất thường xuất hiện trong quá trình phân chia của phôi giai đoạn sớm và kết quả lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 88 trường hợp chuyển 1 phôi nang trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, các phôi được tạo ra từ chu kỳ thụ tinh ống nghiệm và nuôi cấy phôi bằng hệ thống timelapse. Các bệnh nhân sẽ được đánh giá kết quả có thai bằng xét nghiệm βhcg vào ngày 14 sau chuyển phôi và siêu âm theo dõi đến thai diễn tiến, sau 10 tuần. Kết quả: tỷ lệ βhcg (+), thai lâm sàng, thai diễn tiến lần lượt là 62,5%, 55,7%, 51,1%. Trong đó, tỷ lệ có thai của nhóm không xuất hiện bất thường trong phân chia giai đoạn đầu cao hơn so với nhóm bất thường ở cả 2 lần phân chia đầu tiên, về tỷ lệ βhcg (+) (67% so với 51%), tỷ lệ thai lâm sàng (61% so với 41%) và tỷ lệ thai diễn tiến (56% so với 37%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Không ghi nhận trường hợp có thai nào khi chuyển các phôi có hình thành không bào trong phôi bào giai đoạn phôi dâu. Kết luận: những phôi không xuất hiện bất thường trong những lần phân chia đầu tiên của phôi sẽ mang lại kết quả có thai tốt hơn so với những phôi có bất thường xuất hiện 2 lần. Tuy nhiên, cần thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để thu được kết quả có độ tin cậy cao hơn.

Hiện nay, ngành Hỗ trợ sinh sản đã có nhiều bước tiến vượt bậc, các kỹ thuật và máy móc hiện đại ra đời giúp nâng cao kết quả của một chu  kỳ  thụ  tinh  ống  nghiệm.  Một  trong  số  đó phải kể đến phương pháp nuôi cấy phôi bằng hệ thống tủ nuôi cấy theo dõi liên tục (timelapse). So sánh với phương pháp nuôi cấy phôi truyền thống,  khi  các  tủ  nuôi  cấy  phôi  không  gắn camera theo dõi, việc đánh giá chất lượng hình thái và tốc độ phát triển chỉ được tiến hành ở một thời gian cố định cụ thể trong ngày bởi cácchuyên viên phôi học. Việc lấy các đĩa nuôi cấy ra  khỏi  tủ  nuôi  cấy  để  chụp  ảnh  có  thể  ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi do tác động trực tiếp và điều kiện nuôi cấy. Với việc áp dụng tủ nuôi cấy timelapse, các hoạt động phân chia của phôi sẽ được ghi lại liên tục, qua đó, có thể phát hiện được các bất thường xuất hiện trong quá trình phôi phân chia, mà phương pháp nuôi cấy  thông  thường  không  phát  hiện  được.  Các hiện tượng bất thường xuất hiện trong quá trình phát  triển  của  phôi  như:  phân  chia  trực  tiếp,phân chia ngược, phôi bào đa nhân, phân chia hỗn loạn, hình thành không bào trong phôi bào. Có những bất thường khi xuất hiện sẽ làm phôi dừng  phát  triển,  nhưng  có  những  bất  thường mặc dù xuất hiện giai đoạn rất sớm nhưng phôi vẫn  phát  triển  và  tạo  phôi  nang.  Vì  thế,  nếu không áp dụng hệ thống tủ time lapse, chúng ta có thể không phát hiện được những bất thường này, và các phôi nang có thể vẫn được lựa chọn để chuyển phôi. Vậy, câu hỏi đặt ra là, loại bất thường  nào  có  ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  khả năng làm tổ của phôi?Nghiên cứu này tiến hành với mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa các bất thường xuất hiện trong quá trình phân chia của phôi giai đoạn sớm và kết quả lâm sàng khi chuyển 1 phôi nang.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment