Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Luận án tiến sĩ y học Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.  Theo nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2019 (GBD), các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật (1, 2). Cùng với sự phát triển của xã hội, và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, gánh nặng bệnh tâm thần ngày càng gia tăng và nổi cộm ở hai vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu (3, 4). Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng nâng cao năng lực STTT là một yếu tố quan trọng quyết định đối với SKTT và có khả năng cải thiện SKTT của cá nhân và cộng đồng (5). Năng lực SKTT được định nghĩa là kiến thức và niềm tin về các vấn đề SKTT giúp mỗi cá nhân nhận biết, quản lý hoặc phòng ngừa vấn đề SKTT (6, 7).


Một số nghiên cứu đã cho thấy chương trình nâng cao năng lực SKTT do giáo viên thực hiện có tác động tích cực đến năng lực SKTT của học sinh, và trường học là môi trường tốt nhất để cung cấp chương trình nâng cao năng lực SKTT một cách lâu dài và hiệu quả (8-10). Trong khi đó, theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng năng lực SKTT của giáo viên còn hạn chế và chưa tự tin trong việc giúp đỡ học sinh có vấn đề về SKTT (11-16). Những lý do trên cho thấy cần nâng cao năng lực SKTT của giáo viên. Để nâng cao năng lực SKTT, việc đánh giá đúng mức độ của năng lực SKTT là một điều quan trọng và cần thiết. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều bộ công cụ đánh giá năng lực SKTT của người trưởng thành đã được phát triển và sử dụng, ví dụ bộ công cụ của tác giả Jorm, tác giả O’Connor & Casey (17, 18). Bên cạnh đó các can thiệp trường học bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực SKTT, cải thiện hiểu biết về SKTT và giảm sự kỳ thị với các vấn đề SKTT (19). Các can thiệp áp dụng theo một số hướng dẫn chính, đã được áp dụng trong các nghiên cứu triển khai tại nhiều khu vực, quốc gia và bước đầu cho thấy có hiệu quả. Hướng dẫn của Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới khu vực Địa Trung Hải và hướng dẫn của Hiệp hội SKTT Canada cung cấp một bộ công cụ giáo dục hoàn chỉnh để nâng cao hiểu biết về SKTT cho cả học sinh và giáo viên (20, 21). Các hướng dẫn được triển khai vào các chương trình can thiệp thông
2
qua một số biện pháp đã được chứng minh có hiệu quả. Chương trình can thiệp thông qua hội thảo với bài giảng và thảo luận nhóm, chương trình can thiệp dựa trên phương tiện truyền thông như áp phích, tạp chí trên mạng internet và truyền hình, chương trình can thiệp dựa trên web đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam với những thành công ban đầu đã được công bố (22-24).
Các giải pháp nâng cao năng lực SKTT đối với giáo viên trung học phổ thông (THPT) tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng còn chưa có nhiều báo cáo. Câu hỏi nghiên được đặt ra là: Thực trạng năng lực SKTT của giáo viên THPT ở khu vực ra sao? Can thiệp có hiệu quả trong việc nâng cao năng lực SKTT về rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên THPT ở khu vực không? Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu trên, nghiên cứu: “Kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” được tiến hành. Nghiên cứu sinh với vai trò trực tiếp xây dựng, triển khai biện pháp can thiệp nâng cao năng lực SKTT của giáo viên trường THPT công lập quận Thanh Xuân, trực tiếp hỗ trợ kỹ thuật, thu thập số liệu và phân tích, đánh giá biện pháp can thiệp đã góp phần hoàn thành nghiên cứu thử nghiệm, đề xuất các giải pháp phù hợp thúc đẩy nâng cao năng lực SKTT về rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu của giáo viên THPT tại Việt Nam.
3
MỤC TIÊU
1. Thích ứng bộ công cụ khảo sát năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm và lo âu của Anthony F Jorm đối với giáo viên trung học phổ thông công lập năm 2023.
2. Mô tả năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông công lập quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội năm 2024.
3. Đánh giá một số kết quả nâng cao năng lực sức khỏe tâm thần về trầm cảm, lo âu của giáo viên trung học phổ thông công lập quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội năm 2024

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………..1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………4
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu………………………………………………..4
1.1.1. Sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần …………………………………………………..4
1.1.2. Năng lực sức khỏe tâm thần………………………………………………………………..5
1.1.3. Rối loạn trầm cảm ……………………………………………………………………………..6
1.1.4. Rối loạn lo âu ……………………………………………………………………………………6
1.1.5. Ý nghĩa của năng lực SKTT với sức khỏe và SKTT ………………………………7
1.2. Công cụ đo lường năng lực SKTT của giáo viên………………………………………….8
1.2.1. Bộ công cụ có cấu trúc thang đo………………………………………………………….8
1.2.2. Bộ công cụ có cấu trúc mô tả tình huống…………………………………………….10
1.2.3. Thích ứng bộ công cụ……………………………………………………………………….12
1.2.4. Xác nhận tính giá trị và tin cậy của bộ công cụ ……………………………………13
1.3. Thực trạng năng lực SKTT về RLTC, RLLA trên thế giới và Việt Nam……….16
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ……………………………………………………………..16
1.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam…………………………………………………………….20
1.4. Tổng quan các can thiệp nâng cao năng lực SKTT của giáo viên …………………22
1.4.1. Tổng quan các hướng dẫn can thiệp nâng cao năng lực SKTT ………………22
1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu can thiệp nâng cao năng lực SKTT ……………..24
1.4.3. Tính khả thi, tính bền vững của các can thiệp nâng cao năng lực SKTT …29
1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ………………………………………………………………….31
1.6. Khung lý thuyết của nghiên cứu ………………………………………………………………31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……33
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………..33
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………….33
2.3. Thiết kế…………………………………………………………………………………………………33
2.4. Cỡ mẫu …………………………………………………………………………………………………34
2.5. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………………………..36
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………..36
2.6.1. Thích ứng bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu …………………………………36
2.6.2. Thiết kế chương trình can thiệp …………………………………………………………37
2.6.3. Khảo sát năng lực SKTT trước và sau can thiệp ………………………………….41
2.7. Các biến số nghiên cứu/chủ đề nghiên cứu………………………………………………..41
2.8. Các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu…………………………………………………42
2.9. Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………………………………43
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ……………………………………………………………..44
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………..45
3.1. Kết quả đánh giá bộ công cụ ……………………………………………………………………45
3.1.1. Mô tả quá trình thích ứng bộ công cụ …………………………………………………45
3.1.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy bằng chỉ số Cronbach’s alpha ……………………48
3.1.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy kiểm định lại bằng chỉ số ICC …………………..50
3.1.4. Kết quả đánh giá sự tương đồng của thang đo……………………………………..51
3.2. Thực trạng năng lực SKTT về RLTC và RLLA …………………………………………55
3.2.1. Đặc điểm ĐTNC trước can thiệp ……………………………………………………….55
3.2.2. Tỷ lệ ĐTNC có năng lực SKTT về RLTC và RLLA ……………………………58
3.3. Kết quả can thiệp trên ĐTNC…………………………………………………………………..60
3.3.1. Kết quả giám sát biện pháp can thiệp …………………………………………………60
3.3.2. Sự thay đổi kiến thức về hỗ trợ vấn đề SKTT ……………………………………..61
3.3.3. Sự thay đổi về kỳ thị với vấn đề SKTT ………………………………………………63
3.3.4. Sự thay đổi trạng thái năng lực SKTT ………………………………………………..66
3.3.5. Sự thay đổi năng lực SKTT của đối tượng nghiên cứu …………………………72
3.4. Kết quả đánh giá tính khả thi, tính bền vững của biện pháp can thiệp …………..74
Chương 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………….80
4.1. Bàn luận về thích ứng bộ công cụ…………………………………………………………….80
4.2. Bàn luận về thực trạng năng lực SKTT của ĐTNC …………………………………….83
4.2.1. Một số đặc điểm của ĐTNC ……………………………………………………………..83
4.2.2. Bàn luận về thực trạng năng lực SKTT của ĐTNC………………………………85
4.3. Đánh giá kết quả can thiệp nâng cao năng lực SKTT của ĐTNC …………………89
4.3.1. Đánh giá sự thay đổi năng lực SKTT của ĐTNC …………………………………89
4.3.2. Bàn luận về biện pháp can thiệp ………………………………………………………..93
4.3.3. Bàn luận về tính khả thi và bền vững của biện pháp can thiệp……………….96
4.4. Bàn luận về ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu………………………………………..98
4.5. Tính mới và đóng góp của luận án……………………………………………………………99
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………100
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………………..102
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

 DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khung Logic của biện pháp can thiệp………………………………………….40
Bảng 3.1: Độ tin cậy của thang đo B12 ………………………………………………………48
Bảng 3.2: Độ tin cậy của thang đo C12 ………………………………………………………49
Bảng 3.3. Độ tin cậy của thang đo B13 ………………………………………………………49
Bảng 3.4: Độ tin cậy của thang đo C13 ………………………………………………………50
Bảng 3.5: Độ tin cậy kiểm định lại của thang đo………………………………………….50
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá sự tương đồng của thang đo B12 ……………………….51
Bảng 3.7: Kết quả đánh giá sự tương đồng của thang đo C12 ……………………….52
Bảng 3.8: Kết quả đánh giá sự tương đồng của thang đo B13 ……………………….53
Bảng 3.9: Kết quả đánh giá sự tương đồng của thang đo C13 ……………………….54
Bảng 3.10: Đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC……………………………………………55
Bảng 3.11: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu………………………….57
Bảng 3.12: Tỷ lệ nhận biết đúng dấu hiệu RLTC/RLLA ………………………………..59
Bảng 3.13: Tỷ lệ ĐTNC CÓ dự định hỗ trợ vấn đề RLTC/RLLA……………………59
Bảng 3.14: Tỷ lệ ĐTNC có năng lực SKTT về RLTC/RLLA …………………………60
Bảng 3.15: Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn hoạt động là “hữu ích” cho vấn đề RLTC…….61
Bảng 3.16: Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn hoạt động là “hữu ích” cho vấn đề RLLA…….62
Bảng 3.17: Tỷ lệ ĐTNC thể hiện quan điểm về “CÓ” sự kỳ thị với vấn đề RLTC
và RLLA………………………………………………………………………………….63
Bảng 3.18: Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn “chắc chắn sẵn sàng” tiếp xúc với người có vấn
đề RLTC………………………………………………………………………………….63
Bảng 3.19: Tỷ lệ ĐTNC lựa chọn “chắc chắn sẵn sàng” tiếp xúc với người có vấn
đề RLLA………………………………………………………………………………….65
Bảng 3.20: Phân bố ĐTNC chuyển trạng thái nhận biết dấu hiệu RLTC trước và
sau can thiệp …………………………………………………………………………….66
Bảng 3.21: Phân bố ĐTNC chuyển trạng thái nhận biết dấu hiệu RLLA trước và
sau can thiệp …………………………………………………………………………….67
Bảng 3.22: Phân bố ĐTNC chuyển trạng thái CÓ dự định hỗ trợ vấn đề RLTC
trước và sau can thiệp………………………………………………………………..68
Bảng 3.23: Phân bố ĐTNC chuyển trạng thái CÓ dự định hỗ trợ vấn đề RLLA
trước và sau can thiệp………………………………………………………………..69
Bảng 3.24: Phân bố ĐTNC chuyển trạng thái có năng lực SKTT về RLTC trước
và sau can thiệp ………………………………………………………………………..70
Bảng 3.25: Phân bố ĐTNC chuyển trạng thái có năng lực SKTT về RLLA trước
và sau can thiệp ………………………………………………………………………..71
Bảng 3.26 : Sự thay đổi nhận biết dấu hiệu RLTC/RLLA ……………………………….72
Bảng 3.27: Sự thay đổi dự định hỗ trợ RLTC/RLLA……………………………………..73
Bảng 3.28: Sự thay đổi năng lực SKTT RLTC/RLLA……………………………………7

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment