Kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức

Luận văn bác sĩ nội trú Kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức.Gãy đầu trên xương cánh tay chiếm 4-5% trong tất cả các loại gãy xương là vị trí gãy hay gặp nhất trong gãy xương cánh tay (45%) [4],[8],[17], [18].Khoảng 75% gãy xương ít di lệch có thể điều trị bảo tồn, 25% còn lại là gãy phức tạp, gãy phạm khớp cần phẫu thuật nắn chỉnh kết hợp xương [19]. Cơ chế chấn thương gồm trực tiếp (67,7%) và gián tiếp (33.3%)[4].Gãy đầu trên xương cánh tay gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu gặp ở người cao tuổi[1],[2],[14].
Gãy đầu trên xương cánh tay biểu hiện trên lâm sàng đa dạng có thể gặp gãy kín, gãy hở, kèm theo trật khớp vai, kèm theo gãy thân xương cánh tay và các tổn thương thần kinh…[4],[18].Mỗi hình thái gãy khác nhau đều có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy vậy mục đích chính là kết hợp xương vững chắc, phục hồi giải phẫu và chức năng vận động khớp vai[20],[18].

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị gãy đầu trên xương cánh tay như điều trị bảo tồn bất động bằng bó bột, đeo áo Dessaul…..điều trị phẫu thuật theo các phương pháp kết xương bằng găm đinh kirschner, phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, phẫu thuật thay khớp vai bán phần…[6],[10].Các phương pháp phẫu thuật đều hướng tới kết hợp xương vững chắc, phục hồi lại giải phẫu đầu trên xương cánh tay và khớp vai, phục hồi chức năng vận động của khớp vai[4],[11]. Mỗi kỹ thuật đều có ưu nhược điểm khác nhau và được ứng dụng cho từng bệnh nhân trên lâm sàng. Tuy nhiên phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít vẫn là phương pháp thông dụng và đem lại hiệu quả cao. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy kết quả tốt về sự liền xương và phục hồi chức năng khớp vai của kết2 hợp xương gãy đầu trên xương cánh tay như: Konrad. G (2010) [21], Maier. D (2014) [22], Siffri. P.C, Peindl. R.D (2016).
Tại Việt Nam nhiều năm gần đây đã sử dụng nẹp vít để phẫu thuật kết hợp xương cánh tay nói chung, đầu trên xương cánh tay nói riêng cho rất nhiều bệnh nhân gãy đầu trên xương cánh tay và đã có nhiều đánh giá về kết quả phẫu thuật này ,các nghiên cứu chỉ đánh giá được kết quả phẫu thuật nhưng chưa phân tích được một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật như: Tuổi, đặc điểm hình thể gãy, kết quả nắn chỉnh, phục hồi chức năng…
Nhằm nâng cao chất lượng điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp vít và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức từ tháng 1/2019 đến tháng 10/2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay

MỤC LỤC
ĐĂT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………….. 3
1.1. Sơ lược giải phẫu……………………………………………………………………………… 3
1.2. Nguyên nhân, cơ chế chấn thương……………………………………………………… 8
1.3. Hình thái gãy xương…………………………………………………………………………. 9
1.4. Phân loại gãy đầu trên xương cánh tay……………………………………………….. 10
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình liền xương ……………………………………. 12
1.6. Điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay…………………………………………….. 14
1.7. Sơ lược về điều trị gãy đầu trên xương cánh tay …………………………20
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………. 23
2.1.Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………… 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu………………………………………………………. 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………… 24
2.4. Các chỉ số và biến số trong nghiên cứu ………………………………………………. 25
2.5. Quy trình phẫu thuật…………………………………………………………………………. 30
2.6. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………….. 33
2.7. Công cụ thu thập số liệu……………………………………………………………………. 34
2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệU……………………………………………… 34
2.9. Đạo đức nghiên cứu …………………………………………………………………………. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………………… 35
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu………………………………………………..35
3.2. Cận lâm sàng …………………………………………………………………………37
3.3. Kết quả điều trị ………………………………………………………………………38
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị: ……………………………42
Chương 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………….. 46v
4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu ……………………………………………………………… 46
4.2. Đặc điểm X quang……………………………………………………………………………. 48
4.3. Điều trị gãy đầu trên xương cánh tay………………………………………………….. 50
4.4. Kết quả điều trị………………………………………………………………………………… 60
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….66
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………. 68vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n=40)…………………………………….. 35
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi……………………………………………………… 35
Bảng 3.3. Nguyên nhân chấn thương (n=40) ……………………………………….. 36
Bảng 3.4. Cơ chế chấn thương (n=40) ………………………………………………… 36
Bảng 3.5. Vị trí tay gãy (n=40) ……………………………………………………….36
Bảng 3.6. Phương pháp điều trị trước khi phẫu thuật (n=40)……………………….. 37
Bảng 3.7. Thời gian từ khi chấn thương đến khi phẫu thuật (n=40) ………… 37
Bảng 3.8. Đánh giá mức độ di lệch (n=40) ………………………………………….. 37
Bảng 3.9. Phân loại gãy đầu trên xương cánh tay (n=40) ………………………. 38
Bảng 3.10. Phục hồi chức năng sau phẫu thuật …………………………………38
Bảng 3.11. Diễn biến tại vết mổ (n=40)………………………………………………. 38
Bảng 3.12. Kết quả nắn chỉnh (n=40) …………………………………………………. 39
Bảng 3.13. Vị trí đặt nẹp (n=40)………………………………………………………… 39
Bảng 3.14. Kỹ thuật bắt vít (n=40) …………………………………………………….. 39
Bàng 3.15. Tình trạng liền sẹo (n =33) ……………………………………………….. 40
Bảng 3.16. Tình trạng liền xương tại ổ gãy (n=33) ……………………………40
Bảng 3.17. Mức độ đau khớp vai (n=33)………………………………………….40
Bảng 3.18. Đánh giá chức năng chi gãy (n=33) ………………………………..41
Bảng 3.19. Biên độ vận động khớp vai (n=33)………………………………….41
Bảng 3.20. Phục hồi hình thể giải phẫu trên phim XQ (n=33) …………….41
Bảng 3.21. Đánh giá kết quả chung (n=33) ………………………………………42
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của nhóm tuổi tới biên độ vận động khớp vai (n=33)42
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mức độ di lệch tới kết quả chung(n=33)……43
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phục hồi chức năng tới mức độ đau(n=33)..44vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu đầu trên xương cánh tay …………………………………………….. 3
Hình 1.2. Khớp vai (nhìn trước)……………………………………………………………….. 5
Hình 1.3. Biên độ vận động khớp vai ……………………………………………………….. 6
Hình 1.4. Các cơ vùng vai sau …………………………………………………………… 7
Hình 1.5. Phân loại gãy đầu trên xương cánh tay theo Neer C.S ………………….. 12
Hình 1.6: Băng Velpeau………………………………………………………………………….. 15
Hình 1.7: Thay khớp vai bán phần……………………………………………………………. 19
Hình 2.1: Hình minh họa góc nắn chỉnh (góc a)…………………………………………. 26
Hình 2.2. Nẹp đầu trên xương cánh tay hãng Intercus ………………………………… 31
Hình 2.3. Nẹp đầu trên xương cánh tay hãng Kanghui – Medtronic. ……………. 31
Hình 2.4. Hình minh họa đường mổ Oliver và đường Oliver chụp trong mổ…………..32viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của nhóm tuổi tới kết quả chung (n=33) ……….43
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của vị trí đặt nẹp tới kết quả chung (n=33) ……44
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của phục hồi chức năng đến kết quả chung (n=33). 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đặng Hoàng Anh, Kết quả điều trị gãy kín cổ phẫu thuật xương cánh tay
ở người cao tuổi, Tạp chí Y Dược học quân sự số 3. 2013.
2. Đặng Nhật Anh, Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu trên xương cánh
tay ở người lớn bằng nẹp vít khóa tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp. Luận
văn thạc sĩ y học, 2018.
3. Nguyễn Minh Dương, Kết quả phẫu thuật điều trị gãy đầu trên xương
cánh tay bằng nẹp vít khóa tại bệnh viện Việt Đức. luận văn thạc sĩ y học,
2016.
4. Trần Trung Dũng, Chẩn đoán và điều trị gãy xương trật khớp chi trên.
2017: p. 10.
5. Nguyễn Văn Huy Bùi Mỹ Hạnh, Atlas Giải phẫu người. 2017: p. 40.
6. Nguyễn Văn Hết Lưu Văn Huề, Đánh giá kết quả bước đầu thay khớp vai
toàn phần điều trị gãy đầu trên xương cánh tay. Tạp chí chấn thương
chỉnh hình Việt Nam số đặc biệt, 2019: p. 4.
7. Montogomery Kenmeth Đoàn Duy Thạch, Nguyễn Văn Hỷ, Nguyễn
Quang Tôn Quyền, Trần Việt Hưng, Kết quả bước đầu thay khớp vai bán
phần ơ bệnh nhân gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay tại bệnh viện
Trung ương Huế. Tạp chí chấn thương chỉnh hình – số đặc biệt, 2019: p. 6.
8. Điểu Kim Phụng, Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay.
luận văn thạc sĩ y học, 2012.
9. Trịnh Văn Minh, Giải phẫu người tập 1. 2010.
10. Nguyễn Quang Quyền, Giải Phẫu học, chi trên- chi dưới- đầu mặt cổ. Bài
giảng, 2013.
11. Bộ Y Tế, Kỹ thuật điều trị bảo tồn trong chấn thương chỉnh hình. sách
dùng đào tạo hệ điều dưỡng, 2013: p. 14.12. Vũ Trường Thịnh Dương Đình Toàn, Chấn thương chỉnh hình tập 4, tài
liệu học tập dành cho sau đại học. 2020: p. 14.
13. Nguyễn Vĩnh Thống Huỳnh Thế Vinh, Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu
trên xương cánh tay bằng nẹp khóa ở bệnh nhân lớn tuổi.
saigonintohospital.com, 2015.
14. Nguyễn Minh Trực, Đánh giá kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh
tay bằng kết hợp xương nẹp vít. Luận văn thạc sĩ y học, 2014.
15. Đào Xuân Tích Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Mạnh Khánh, Lưu Danh Huy,
Kết quả thay khớp vai bán phần điều trị gãy phức tạp đầu trên xương
cánh tay tại bệnh viện Việt Đức, Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt
Nam. 2019: p. 6.
16. Dương Đình Toàn, Chấn thương chỉnh hình tập 3, tài liệu học tập dành
cho sau đại học. 2020: p. 14

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment