Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mủ màng phổi giai đoạn III tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mủ màng phổi giai đoạn III tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Nguyễn Sĩ Khánh, Phạm Thị Thanh Đua, Đinh Văn Tuấn, Nguyễn Đức Tuyến, Đặng Duy Đức, Đinh Văn Lượng, Lê Ngọc Thành
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm mủ màng phổi giai đoạn III và đánh giá tính hiệu quả, an toàn của phẫu thuật nội soi trong điều trị viêm mủ màng phổi giai đoạn III tại Bệnh viện Phổi trung ương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Tiến hành trên 58 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mủ màng phổi giai đoạn III được điều trị phẫu thuật nội soi tại khoa Phẫu thuật lồng ngực-Bệnh viện Phổi trung ương từ 7/2019 đến 01/2020. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Kết quả: PTNS trong điều trị VMMP giai đoạn III. Trong 58 bệnh nhân viêm mủ màng phổi giai đoạn III, có 39 ca điều trị bằng phẫu thuật nội soi, 19 phẫu thuật nội soi hỗ trợ. Tuổi trung bình 45±19,5 (17- 85) tuổi. Tỷ lệ bệnh theo giới nam/nữ:3,83. Triệu chứng lâm sàng chính là đau ngực (81,0%), khó thở (70,7%), ho (60,3%). Thời gian phẫu thuật trung bình: 127,2±41,6(60- 250) phút, thời gian rút dẫn lưu: 7,5±3 ngày, số ngày nằm viện 10,3±3,4 (5- 22) ngày. Tình trạng bệnh nhân ra viện có 96,6% phổi nở tốt trên phim X quang, tỉ lệ thành công là 94,8%, không có bệnh nhân tử vong. Kết luận: Để chẩn đoán bệnh viêm mủ màng phổi giai đoạn III chủ yếu dựa vào lâm sàng, chụp CT lồng ngực. Điều trị bằng phương pháp nội soi an toàn, hiệu quả, giảm thời gian phẫu thuật, rút dẫn lưu, nằm viện và giảm đau cho người bệnh.
Viêm mủ màng phổi (VMMP) là bệnh lý do viêm nhiễm tạo mủ trong khoang màng phổi (KMP). VMMPcó thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính do các loại vi khuẩn gây bệnhtrực tiếp tại KMP, hoặc thứ phát sau nhiễm trùng phổi phế quản [1].Điều trị VMMP có nhiều phương pháp như: kháng sinh, chọc hút, dẫn lưu màng phổi, thuốc tiêu sợi huyết, đặt ống tưới rửa…được chỉ định cho từng giai đoạn khác nhau của bệnh; sự thất bại của điều trị bảo tồn, sự chậm trễ của người bệnh trong tiếp cận dịch vụ y tế khiến VMMP tiến triển thành mạn tính và phải điều trị phẫu thuật. Chẩn đoán sớm và điều trị đúng, kịp thời giúp nâng cao hiệu quả điều trị, nhanh hồi phục, giảm tỷ lệ tai biến và biến chứng và rút ngắn số ngày nằm viện… Điều trị VMMP giai đoạn III kinh điển là mổ mở bóc vỏ màng phổi. Từ những năm 2000 đến nay, trên thếgiớiviệc điều trị VMMP đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là việc ứng dụng kỹ thuật nội soi đối với VMMP giai đoạn III [4].+ Phẫu thuật nội soi (PTNS): ‘complete’ VATS (c-VATS) là kỹ thuật được thực hiện hoàn toàn qua màn hình video, đường mở ngực dưới 8cm, không sử dụng banh xương sườn.+PTNS hỗ trợ mổ mở: ‘assited’ VATS (a-VATS) là kỹ thuật có thể thực hiện bằng nhìn trực tiếp hoặc qua màn hình video, đường mở ngực có thể đến 10cm, có sử dụng banh xương sườn.Nghiên cứu tiến hành PTNS với đường rạch da bóc tách và một lỗ đặt trocar để phẫu thuật: Theo Alan D. L. Sihoe [11] mô tả:+ Rạch 3-5cm ở liên sườn IV-V nách trước, gỡ dính, tách màng phổi về phía dưới, sau đó đặt vị trí camera ở phía dưới vị trí ban đầu vài cm (c-VATS).+ Một số trường hợp khó khăn, phải mở ngực khoảng 5-10cm, có đặt dụng cụ banh sườn, để có thể bóc vỏ phổi thuận lợi bằng nhìn trực tiếp vào trường mổ kết hợp với sự hướng dẫn của camera (a-VATS). Với mong muốn áp dụng PTNS –phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm so với mổ mở, chúng tôi thực hiện đề tài “Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mủ màng phổi giai đoạn III tạibệnh viện Phổi trung ương”,với hai mục tiêu:1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm mủ màng phổi giai đoạn III được phẫu thuật nội soi tại tại bệnh viện Phổi trung ương.2. Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm mủ màng phổi giai đoạn III tại bệnh viện Phổi trung ương
Nguồn: https://luanvanyhoc.com