Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi đường tiết niệu trên tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk
Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi đường tiết niệu trên tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk.Sỏi niệu quản là bệnh thường gặp trong niệu khoa và hay tái phát, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, trong đó có suy thận, đây là gánh nặng cho gia đình và xã hội, cuối cùng dẫn tới tử vong.
Sự ra đời của những kỹ thuật ít xâm hại trong niệu khoa như nội soi niệu quản ngược dòng, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da đã mang lại những lợi điểm lớn lao trong việc điều trị sỏi đường niệu. Tuy nhiên, cho đến nay, những kỹ thuật này vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được kỹ thuật mổ mở ở những bệnh nhân có sỏi niệu quản lớn, cứng và dính chặt vào niêm mạc.
Từ khi báo cáo đầu tiên của Clayman 1991 và cộng sự, phẫu thuật nội soi trong niệu khoa đã được ứng dụng điều trị khá rộng rãi trong nhiều bệnh lý, trong đó có phẫu thuật nội soi lấy SNQ đoạn lưng xuyên phúc mạc. Đặc biệt, năm 1992 khi Gaur giới thiệu và phát triển khuynh hướng phẫu thuật lấy SNQ qua nội soi sau phúc mạc, ngày nay ở một số trung tâm niệu khoa trên thế giới đã chọn làm phương pháp phẫu thuật thường qui cho sỏi niệu quản đoạn lưng [17].
Ở Việt Nam tại các trung tâm y khoa lớn như Bệnh viện Trung ương Huế, PTNS lấy SNQ thực hiện từ tháng 2/2002. Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện từ tháng 6/2003 và Bệnh viện Việt đức Hà Nội phẫu thuật này được thực hiện từ tháng 10/2004.
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk là một trong những nơi áp dụng sớm PTNS sau phúc mạc lấy sỏi tiết niệu (2004), kể từ trường hợp đầu tiên phẫu thuật lấy sỏi niệu quản đọan hông lưng được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk đến nay đã được 7 năm. Trong thời gian đó đã có nhiều bước tiến bộ trong phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi, chúng tôi cũng đã không dừng lại lấy sỏi đọan hông lưng mà đã thực hiện lấy sỏi thận ngoại xoang, sỏi niệu quản 1/3 trên, 1/3 giữa và đọan chậu cao bước đầu đã mang lại kết quả khả quan.
Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi đường tiết niệu trên tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá kết quả ban đầu phẫu thuật noi sau phúc mạc điều trị sỏi đường tiết niệu trên tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Đắk Lắk.
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, chúng tôi sẽ nghiên cứu những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Khảo sát những thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu và tình trạng bệnh lý được phẫu thuật.
2. Đánh giá những thông số chính của cuộc mổ và tỷ lệ chuyển sang mổ mở.
3. Đánh giá những tai biến và biến chứng của phẫu thuật nội soi qua phúc mạc lấy sỏi niệu quản trong giai đoạn hậu phẫu gần.
4. Đánh giá kết quả chung khi bệnh nhân ra viện.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Sơ lược về lịch sử phẫu thuật nội soi sau phúc mạc. 3
1.2. Sơ lược giải phẫu niệu quản . 6
1.3. Nguyên nhân và cơ chế hình thành sỏi . 7
1.3.1. Nguyên nhân. 7
1.3.2. Điều kiện thuận lợi để phát sinh ra sỏi . 8
1.4. Lâm sàng và cận lâm sàng. 8
1.4.1. Lâm sàng . 8
1.4.2. Cận lâm sàng . 9
Chương 2 12
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.1. Địa điểm nghiên cứu. 12
2.2. Đối tượng nghiên cứu. 12
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh. 12
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 12
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 12
2.3.1. Phương pháp phẫu thuật . 12
2.4. Thời gian nghiên cứu. 17
2.5. Thu thập và xử lý số liệu. 18
2.6. Định nghĩa và phân tích các biến số. 18
2.6.1. Biến số nền. 18
2.6.2. Đặc điểm cận lâm sàng. 18
2.6.3. Kỹ thuật và kết quả điều trị. 18
2.6.4. Biến chứng. 18
2.7. Khía cạnh đạo đức của đề tài. 19
Chương 3 20
KẾT QUẢ 20
3.1. Đặc điểm bệnh nhân. 20
3.1.1. Phân bố theo giới. 20
3.1.2.Tuổi. 21
3.1.3. Nghề nghiệp. 21
3.2. Đặc điểm cận lâm sàng. 22
3.2.1. Vị trí sỏi. 22
3.2.2. Kích thước sỏi. 22
3.2.3. Độ ứ nước của thận. 22
3.2.4. Bên có sỏi: 22
3.3. Kỹ thuật và kết quả điều trị. 23
3.3.1. Thời gian phẫu thuật. 23
3.3.2. Khâu niệu quản. 23
3.3.3. Đặt nòng niệu quản. 24
3.3.4. Thời gian có nhu động ruột trở lại. 24
3.3.5. Thời gian sử dụng thuốc giảm đau sau phẫu thuật. 25
3.3.6. Thời gian hậu phẫu. 25
3.3.7. Biến chứng. 26
Chương 4 28
BÀN LUẬN 28
4.1. Đối tượng nghiên cứu và tình trạng bệnh lý được phẫu thuật. 28
4.1.1. Tuổi. 28
4.1.2. Giới. 28
4.1.3. Vị trí sỏi. 28
4.1.4. Kích thước sỏi. 29
4.2. Thông số chính của cuộc mổ và tỷ lệ chuyển sang mổ mở. 29
4.2.1. Đặt nòng niệu quản. 29
4.2.2. Thời gian phẫu thuật. 29
4.2.3. Tỷ lệ chuyển mổ mở. 30
4.3. Kết quả chung. 31
4.3.1. Về sử dụng thuốc giảm đau sau mổ. 31
4.3.2. Về thời gian có nhu động ruột trở lại. 31
4.3.3. Thời gian điều trị sau mổ. 31
4.4. Biến chứng . 32
4.4.1. Biến chứng trong mổ. 32
4.4.2. Biến chứng sau mổ. 33
Chương 5 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ
A. Danh mục hình
Hình 1.1. Hình ảnh niệu quản 6
Hình 2.1. Vị trí đặt trocar đầu 13
Hình 2.2. Tạo khoang sau phúc mạc 13
Hình 2.3. Vị trí các trocar và phẫu thuật viên 14
Hình 2.4. Bộc lộ niệu quản 15
Hình 2.5. Mở niệu quản 16
Hình 2.6. Nạy và lấy sỏi 16
Hình 2.7. Khâu niệu quản 17
B. Danh mục Bảng
Bảng 3.1. Tỷ lệ về giới 20
Bảng 3.2. Nghề nghiệp 21
Bảng 3.3. Vị trí sỏi 22
Bảng 3.4. Độ ứ nước của thận 22
Bảng 3.5. Bên có sỏi 22
Bảng 3.6. Thời gian phẫu thuật 23
Bảng 3.7 Khâu niệu quản 24
Bảng 3.8. Đặt nòng niệu quản 24
Bảng 3.9. Số lần dùng thuốc giảm đau 25
Bảng 3.10. Biến chứng trong mổ 26
Bảng 3.11. Biến chứng sau mổ 27
C. Danh mục Biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Giới tính 20
Biểu đồ 3.2 Tuổi 21
Biểu đồ 3.3 bên có sỏi 23