KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TIỆT CĂN XƯƠNG CHŨM TỐI THIỂU ĐƯỜNG XUYÊN ỐNG TAI

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TIỆT CĂN XƯƠNG CHŨM TỐI THIỂU ĐƯỜNG XUYÊN ỐNG TAI

Nghiên cứu mô tả loạt ca lâm sàng nhằm đánh giá thời gian ổn định hốc mổ và khả năng tái phát sau phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai. Kết quả cho thấy trong số 40 bệnh nhân viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ với xương chũm đặc ngà được lấy vào nghin cứu có 29 nữ và 11 nam (tuổntừ 16 đến 71, trung bình 40,6); 35/40 bệnh nhân (87,5%) bị vim xương chũm mạn tính có chơostontnmo; 27/40 bệnh nhân được tạo hình hòm nhĩ nhỏ; ThờOgin khô tai trung bình là 14 ± 4,4 ngày sau phẫu thuật, trong đó 26/40 bệnh nhân (65%) chỉ chảy tai trong khoảng 14 ngày; sau phẫu thuật 8 tuần, 100% bệnh nhân có hốc mổ hoàn toàn ổn định vớnkích thước chỉ rộng hơn 2 lần ống tai bình thường và cửa tai gọn nhưng vẫn đảm bảo dẫn lưu và thông thoáng. Kết luận: đây là phương pháp phẫu thuật gây tổn thương giải phẫu tối thiểu nhưng đạt hiệu quả tối đa với thời gian khô tai nhanh, tạo điều kiện phục hồi chức năng nghe mà vẫn đảm bảo tính an toàn (biến chứng ít, nhẹ, hồi phục tốt).

Phẫu thuật tiệt căn xương chũm – còn gọi là phẫu thuật xương chũm kỹ thuật hở (Open technic) – được Kuster mô tả từ năm 1889: hạ thấp thành sau ống tai xương để đi vào vùng bệnh lý). Hơn 100 năm qua, phẫu thuật này ngày càng được hoàn thiện với nhiều cải biên nhằm đạt tới một đích chung là đảm bảo lấy sạch bệnh tích, hạn chế tái phát và cố gắng hồi phục chức năng nghe [1]. Phẫu thuật tiệt căn xương chũm kinh điển dù đi đường trước tai hay sau tai đều khoan bỏ một phần rộng của vỏ xương chũm cho đến khi bộc lộ được toàn bộ bệnh tích ở sào bào, sào đạo, thượng nhĩ và các thông bào chũm. Nhiều trường hợp phần vỏ xương chũm bị lấy đi hoàn toàn bình thường và nhược điểm của phương pháp này

là tạoramộthốcmổlớnvớinhiềukhóchịu cho người bệnh: thời gian chảy tai sau phẫu thũật dàũ(3 đến 4 tháng); lỗ tnrbị mở rộng gấp 2 đến 3 lần có thể gây chóng mặt khi đi ra gió lạnh, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong việc sử dụng máy trợ thính…[1, 2].

Năm 2008, Holt đã công bố phẫu thuật mở sào bào đường xuyên ống tai điều trị viêm xương chũm mạn tính, đây là đường phẫu thuật gần hơn để đi vào vùng bệnh tích ở sào bào [3]. Tại Việt Nam, năm 2009 Nguyễn Tấn Phong đã trình bày phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai (thuộc nhóm phẫu thuật xương chũm kỹ thuật hở). Sở dĩ đường phẫu thuật này được nghĩ đến vì trong thực tế lâm sàng, nhiều trường hợp viêm xương chũm mạn tính có cholesteatoma hoặc xẹp nhĩ độ IV hoặc viêm thượng nhĩ được chẩn đoán khi bệnh tích còn gọn, xương chũm đặc ngà với kích thước sào bào nhỏ, nếu áp dụng phẫu thuật tiệt căn xương chũm thông thường sẽ tạo ra một hốc mổ quá lớn so với bệnh tích. Nếu thực hiện kỹ thuật kín thì rất khó và dễ gặp tai biến (do các cấu trúc quan trọng như tĩnh mạch bên, màng não, dây VII, ống bán khuyên ngoài thường nằm lấn về phía sào bào). Kỹ thuật khoan mở thượng nhĩ

-sào đạo – sào bào từ tường thượng nhĩ ra sau cho tới đáy sào bào, chỉ lấy bỏ đi thành sau trên ống tai ngoài, gần như giữ nguyên vỏ xương chũm đã tạo ra một hốc mổ nhỏ, gọn, nhưng vẫn đảm bảo lấy triệt để bệnh tích và dẫn lưu tốt. Hơn nữa, khi niêm mạc trung nhĩ và hạ nhĩ sạch ta vẫn có thể tạo hình hòm nhĩ nhỏ để tái tạo hệ truyền âm [4, 5].

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu: đánh giá thời gian ổn định hốc mổ và khả năng tái phát sau phẫu thuật tiệt căn xương chũm tối thiểu đường xuyên ống tai.

 

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment