KẾT QUẢ QUẢN LÝ HEN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ 2016 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

KẾT QUẢ QUẢN LÝ HEN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ 2016 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

KẾT QUẢ QUẢN LÝ HEN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ 2016 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Lê Ngọc Thư*, Phạm Thị Minh Hồng*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Tỷ lệ hen không kiểm soát ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn cao tại các bệnh viện Nhi ở Việt Nam.

Mục tiêu: Đánh giá kết quả quản lý hen ở trẻ dưới 5 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2016 tại bệnh viện Nhi Đồng 2 – Tp. Hồ Chí Minh từ tháng 12/2017 đến tháng 7/2018.

Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, theo dõi dọc.

Kết quả: Từ 6/12/2017 đến 30/7/2018 có 361 trẻ từ 1 tháng đến 59 tháng bị hen đến khám và theo dõi tại phòng khám Hen – bệnh viện Nhi Đồng 2. Tuổi trung bình là 37,4 ± 12,2 tháng, tỷ lệ nam: nữ = 1,95:1. Thừa cân-béo phì chiếm 16,1%. 45,2% trẻ có tiền sử dị ứng bản thân. 38,5% trẻ có tiền sử dị ứng gia đình. 87,34% trẻ dưới 5 tuổi phòng ngừa bằng corticoid hít liều trung bình trong khi 61,4% trẻ dưới 2 tuổi phòng ngừa bằng Montelukast. Tái khám không thường xuyên chiếm 27,8%. Sau 3 tháng theo dõi, tuân thủ điều trị chiếm khoảng 90%. Hai nguyên nhân không tuân thủ điều trị thường gặp nhất là cha mẹ bận công việc (56,8%) và bệnh trẻ thuyên giảm (40,3%). Sau 3 tháng theo dõi, 32,4% trẻ kiểm soát hen tốt, 46,8% trẻ kiểm soát hen 1 phần và 20,8% trẻ không kiểm soát hen. Thừa cân-béo phì (RR=2,1; khoảng tin cậy 95%: 1,06-4,14; p= 0,03), có tiền sử dị ứng bản thân (RR=1,58; KTC 95%: 1,01-2,48; p= 0,046), kỹ thuật xịt thuốc sai (RR= 7,97; KTC 95%: 1,88-33,89; p= 0,001), kém tuân thủ điều trị (RR= 17,51; KTC 95%: 2,36-129,79; p <0,001) làm tăng nguy cơ kiểm soát hen không tốt.

Kết luận: Cần kiểm tra và hướng dẫn lại loại thuốc, liều dùng và kỹ thuật xịt thuốc cho cha mẹ trẻ mỗi lần tái khám để tăng tỷ lệ hen được kiểm soát tốt ở trẻ dưới 5 tuổi.

KẾT QUẢ QUẢN LÝ HEN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI THEO HƯỚNG DẪN CỦA BỘ Y TẾ 2016 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Leave a Comment