Kết quả sớm điều trị phẫu thuật 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim cấp

Kết quả sớm điều trị phẫu thuật 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim cấp

Kết quả sớm điều trị phẫu thuật 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim cấp bằng phương pháp “bánh kẹp rộng” qua đường mở thất phải
Nguyễn Thái Minh, Nguyễn Sinh Hiền, Lê Quang Thiện, Nguyễn Hoàng Hà, Nguyễn Đăng Hùng, Hà Đức Linh
Tóm tắt
Mục tiêu: Có nhiều phương pháp phẫu thuật sửa chữa thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim cấp, mỗi phương pháp cho kết quả khác nhau về tỷ lệ tồn lưu, mức độ chảy máu, mức độ suy tim và tỷ lệ tử vong sau mổ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật điều trị 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim sử dụng phương pháp “bánh kẹp rộng” qua đường mở thất phải.
Đối tượng và phương pháp: mô tả hồi cứu tả 20 trường hợp thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim sử dụng phương pháp “bánh kẹp rộng” qua đường mở thất phải từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 8 năm 2021
Kết quả: Tuổi trung bình 72,2 (48-84 tuổi), 50% là nam giới, thời gian từ khi khởi phát NMCT đến khi mổ là 4,7 ngày (sớm nhất 2 ngày, muộn nhất 11 ngày), 17 trường hợp thủng ở vị trí trước vách, 3 trường hợp thủng ở sau vách. Thời gian liệt tim trung bình 101 phút, thời gian chạy tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 143 phút, thời gian thở máy và thời gian điều trị sau mổ trung bình lần lượt là 4 ngày (sớm nhất là 1 ngày, muộn nhất là 10 ngày) và 14 ngày. Có 2 ca tồn lưu thủng vách sau mổ, 6 ca tử vong sau mổ, không có ca nào chảy máu phải mổ lại.
Kết luận: Phương pháp “bánh kẹp rộng” điều trị thủng vách sau nhồi máu cơ tim cấp cho kết quả khả quan, có thể tiến hành mổ trong giai đoạn sớm sau nhồi máu.

Thủng vách liên  thất (TVLT) là  một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nặng sau nhồi máu cơ tim  (NMCT)  cấp.  Trước  đây,  tỷ  lệ  gặp  biến chứng này  sau  NMCT  cấp là  1-2%.  Tuy  nhiên, hơn 20 năm trở lại đây, nhờ chiến lược tái tưới máu  sớm  của  tim  mạch  can  thiệp  và  các  biện pháp tiêu huyết khối, tỷ lệ TVLT giảm xuống còn 0,17-0,31%[1].  Tỷ lệ tử vong sau mổ của người bệnh  rất  cao,  trung  bình  khoảng  19-81%  tùy nghiên  cứu, phụthuộc vào thơì  gian  từ khi khởi phát nhồi máu đến lúc mổ. Tuy nhiên, nếu không được phẫu thuật, tỷ lệ này là 94%sau 1 tháng[1] .  Phẫu thuật vá TVLT sau NMCT cấp được thực hiện  bởi  Cooley  năm  1957,  từ  đó  đến  nay  có nhiều phương pháp được áp dụng với đường mở thất trái hoặc thất phải. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vongsau mổbao gồm:sốc tim trước mổ, phải mổ trong tuần đầu sau nhồi máu, tồn lưu thông liên  thất lớnsau  mổ,  hội chứng cung lượng tim thấp và  chảy máusau  mổ. Như  vậy một phẫu thuật sửa chữa tốt nếu đảmbảođược3 yếu tố là ít chảy máu, ít ảnh hưởng đến chức năng tim và giảm  thiểu  nguycơ  tồn  lưu  thông  liên  thất. Phương pháp mổ với đường vào qua thất phải, sử dụng  miếng  vá  kép  kích  thước  lớn,  được  giới thiệu bởi Torhu Asai và  cộng sự vềlý  thuyết có thể đảm bảo được các yếu tố về kỹ thuật trên [2] .  Từ những kết quả khả quan trong nghiên  cứu của tác giả Asai, chúng tôi thực hiện và  báo  cáo 20trường hợp được phẫu thuật sửa TVLT  sau NMCT ở giai đoạn sớm sử dụng kỹ thuật này

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment