KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT THÂN ĐUÔI TỤY BẢO TỒN LÁCH

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT THÂN ĐUÔI TỤY BẢO TỒN LÁCH

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT THÂN ĐUÔI TỤY BẢO TỒN LÁCH
Đỗ Hoài Kỷ*, Phan Minh Trí**, Võ Trường Quốc**, Đoàn Tiến Mỹ***, Phạm Hữu Thiện Chí***
TÓM TẮT :
Mở đầu: U thân và đuôi tụy là bệnh lý tương đối hiếm gặp hơn so với u đầu tụy. Phẫu thuật cắt thân đuôi tụy là một phẫu thuật khá phức tạp và bảo tồn lách hay không nên được quyết định trên từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Nhiều trung tâm trên thế giới đã nghiên cứu rất sâu về phẫu thuật cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách vẫn an toàn và hiệu quả. Chúng tôi muốn thực hiện nghiên cứu này ở bệnh viện Chợ Rẫy nhằm xác định: Tính khả thi của phẫu thuật cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách?

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ tai biến, biến chứng sớm của phẫu thuật cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách. Xác định các yếu tố: kích thước u, vị trí u, bản chất u, có giúp đánh giá khả năng không thắt bó mạch lách trong cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca. Tất cả các bệnh nhân tuổi từ 16 trở lên và được mổ cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách tại Khoa ngoại Gan Mật Tụy Bệnh viện Chợ Rẫy Tp. Hồ Chí Minh từ 01/01/2012 đến 31/12/2017.

Kết quả: Chúng tôi cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách được 47 trường hợp. Trong đó 26 trường hợp bảo tồn lách với không cắt bó mạch lách (kỹ thuật Kimura), 13 trường hợp bảo tồn lách với cắt bó mạch lách (kỹ thuật Warshaw), 8 trường hợp bảo tồn lách với không cắt bó mạch lách thất bại nên chuyển bảo tồn lách với cắt bó mạch lách. Có 16 trường hợp mổ nội soi 31 trường hợp mổ mở, tai biến chung trong mổ 11 trường hợp. Tuổi trung bình 41,13 (17-76). Nữ: nam = 4,9:1. Kích thước trung bình của u là 6,9cm nhỏ nhất là 1,5cm, lớn nhất là 20cm. Thời gian mổ trung bình là 182 phút (60 phút – 420 phút). Thời gian nằm viện trung bình là 7,7ngày (3 ngày – 21ngày). Biến chứng chung sau mổ 7 trường hợp, rò tụy sau mổ 5 trường hợp, không có trường hợp rò tụy nào phải mổ lại, không có trường hợp nào tử vong.

Kết luận: Tỉ lệ tai biến cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách 23,4%; biến chứng sớm sau mổ 14,9%. Không trường hợp nào mổ lại, hay tử vong trong nghiên cứu. Các yếu tố: kích thước u, tính chất u, vị trí u hay phương pháp mổ mở hay mổ nội soi cũng không giúp đánh giá được phương pháp bảo tồn lách có hay không cắt bó mạch lách.

U thân và đuôi tụy là bệnh lý tương đối hiếm gặp hơn so với u đầu tụy. Ung thư thường được phát hiện muộn nên khả năng cắt bỏ được u là không nhiều, đặc biệt là với những u ác tính của thân, đuôi tụy. Nhờ sự phát triển của hình ảnh học, nên u thân và đuôi tụy ngày nay được phát hiện sớm hơn; cũng như đánh giá được tổn thương trước mổ đầy đủ hơn.
Do vậy vài năm gần đây nhiều nghiên cứu thế giới đã nghiên cứu rất sâu về phẫu thuật cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách vẫn an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân không phải mất đi chức năng sinh lí của lách, cũng như tránh được những biến chứng sau cắt lách. Ở BV Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh, có nhiều nghiên cứu nói về cắt thân đuôi tụy nhưng chưa có nghiên cứu nào phân tích sâu về vấn đề cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách, nên chúng tôi làm nghiên cứu để xác định: Tính khả thi của phẫu thuật cắt thân đuôi tụy bảo tồn lách.

 

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT THÂN ĐUÔI TỤY BẢO TỒN LÁCH

Leave a Comment