KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT MỘT THÌ SỬA CHỮA HAI THẤT BỆNH LÝ HẸP EO ĐỘNG MẠCH CHỦ-THÔNG LIÊN THẤT KÈM THEO HẸP ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT MỘT THÌ SỬA CHỮA HAI THẤT BỆNH LÝ HẸP EO ĐỘNG MẠCH CHỦ-THÔNG LIÊN THẤT KÈM THEO HẸP ĐƯỜNG RA THẤT TRÁI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Lý Thịnh Trường1, Doãn Vương Anh1
1 Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Nhi Trung ương
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất, bao gồm sửa chữa quai và eo động mạch chủ kèm theo vá lỗ thông liên thất, cho các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh hẹp eo động mạch chủ kèm theo lỗ thông liên thất và có tổn thương hẹp đường ra thất trái cần phải can thiệp trong quá trình phẫu thuật. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 10 năm 2020, các bệnh nhân được chẩn đoán hẹp eo-thiểu sản quai động mạch-thông liên thất có hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau, được phẫu thuật tim hở 1 thì sửa chữa hai thất và phù hợp với tiêu chuẩn được tiến hành nghiên cứu hồi cứu. Kết quả: Có tổng số 43 bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 37 ngày (IQR, 22-62), cân nặng trung bình của các bệnh nhân khi phẫu thuật là 3.7kg (IQR, 3.2-4.1). Có 29 bệnh nhân (67.4%) nam và 14 bệnh nhân nữ. Thời gian cặp động mạch chủ trung bình của nhóm nghiên cứu là 98.7 ± 26.3 phút, thời gian chạy máy trung bình là 135.6 ± 41.5 phút, thời gian tưới máu não chọn lọc trung bình là 32 ± 11.2 phút. Có 18 bệnh nhân (41.9%) được cắt vách nón, và 25 bệnh nhân (58.1%) được khâu kéo vách nón sang phải nhằm mở rộng đường ra thất trái. Không có bệnh nhân nào có tổn thương van động mạch chủ hoặc tổn thương đường dẫn truyền cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn sau phẫu thuật. 2 bệnh nhân cần hỗ trợ ECMO sau phẫu thuật. Có 2 bệnh nhân (4.7%) trong nhóm nghiên cứu tử vong sớm tại bệnh viện sau phẫu thuật và 1 bệnh nhân (2.3%) tử vong muộn, tỷ lệ tử vong chung trong nhóm nghiên cứu là 7%. Có 2 bệnh nhân (5%) cần mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau phẫu thuật, 1 bệnh nhân (2.5%) cần nong van ĐMC sau phẫu thuật trong thời gian theo dõi trung bình sau phẫu thuật là 1.5 năm (IQR, 0.6-4). Tỷ lệ sống sót và tỷ lệ sống sót không cần mổ lại sau phẫu thuật ở thời điểm 7 năm lần lượt là 88.5% và 88.5%. Kết luận: Phẫu thuật 1 thì sửa chữa hai thất điều trị bệnh hẹp eo động mạch chủ-thông liên thất và hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau là an toàn và hiệu quả. Mổ lại do hẹp đường ra thất trái sau chiếm tỷ lệ thấp, tuy nhiên đây là nhóm bệnh nhân cần được tiếp tục theo dõi lâu dài sau phẫu thuật.
Phẫuthuật điều trị hẹp eo động mạch chủ có kèm theo lỗ thông liên thất hiện nay đã đạt được kết quả khả quan với tỷ lệtử vong thấp và tiên lượng khả quan (1)(2)(3). Tuy vậy, một số bệnh nhân trong quá trình theo dõi lâu dài sau phẫu thuật có xuất hiện tình trạng hẹp đường ra thất trái, đặc biệt là đối với những bệnh nhân có vách nón lệch sau (4)(5). Thương tổn hẹp đường ra thất trái trên nhóm bệnh nhân hẹp eo động mạch chủ có thể do tổn thương đơn độc hoặc do nhiều tổn thương phối hợp với nhau: vách nón lệch sau, thiểu sản vòng van động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ. Trong đó thương tổn do vách nón lệch sau chiếm tỷ lệ không nhỏ và có thể ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân. Đối với các bệnh nhân có thương tổn hẹp đường ra thất trái do vách nón lệch sau trên siêu âm trước phẫu thuật, tuỳ theo mức độ hẹp đường ra thất trái mà sẽ được lựa chọn các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Trong trường hợp đường ra thất trái hẹp rất nặng, phẫu thuật tạm thời theo hướng sinh lý một thất (phẫu thuật Norwood). Trong một số trường hợp, can thiệp trên đường ra thất trái (khâu kéovách nón sang phải hoặc cắt vách nón) có thể được cân nhắc để tiến hành phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất tuỳ theo khả năng của phẫu thuật viên và ekip gây mê-chạy máy cũng như hồi sức sau phẫu thuật. Khi vách nón lệch sau ở mức độ nhẹ hoặc ít có nguy cơ ảnh hưởng tới hẹp đường ra thất trái sau phẫu thuật, phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất bao gồm tạo hình quai và eo động mạch chủ kèm theo vá lỗ thông liên thất sẽ được tiến hành thường quy.Tại Trung tâm Tim mạch-Bệnh viện Nhi Trung ương, phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất được chúng tôi tiến hành với nỗ lực tối đa nhằm giảm thiểu số bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật theo hướng tim một thất. Chúng tôi đã áp dụng phẫu thuật một thì sửa chữa hai thất kèm theo cắt vách nón hoặc khâu kéo vách nón sang trái từ năm 2013 cho đến nay. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả trung hạn sau phẫu thuật sửa một thì kèm theo can thiệp trên đường ra thất trái ở các bệnh nhân hẹp eo động mạch chủ có lỗ thông liên thất tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com