KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ ĐIỀU TRỊ THÔNG SÀN NHĨ THẤT BÁN PHẦN Ở NGƯỜI LỚN

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ ĐIỀU TRỊ THÔNG SÀN NHĨ THẤT BÁN PHẦN Ở NGƯỜI LỚN

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ ĐIỀU TRỊ THÔNG SÀN NHĨ THẤT BÁN PHẦN Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI GIAI ĐOẠN 2018 – 2021

Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật sửa toàn bộ thông sàn nhĩ thất bán phần ở người lớn tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018 – 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, hồi cứu các bệnh nhân thông sàn nhĩ thất bán đã được phẫu thuật sửa toàn bộ từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2021 tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Nghiên cứu có 29 bệnh nhân, 12 nam và 17 nữ. Tuổi trung bình là 39 ± 13 tuổi (từ 18 tới 61 tuổi). Triệu chứng suy tim: NYHA II (82.8%), NYHA III (6.9%), NYHA IV (3.4%). 1 trường hợp loạn nhịp hoàn toàn trước mổ (3.4%). Kết quả siêu âm tim: Tổn thương hở van hai lá mức độ vừa và nặng có 21 bệnh nhân (72.4%), hở ba lá vừa và nặng 26 bệnh nhân (89.7%). Tăng áp lực động mạch phổi là: nhẹ (41.4%); vừa (48.3%); nặng (10.3%). Kích thước lỗ thông liên nhĩ trung bình là 27 ± 11 mm (từ 8 tới 51mm). Thời gian trung bình: chạy tuần hoàn ngoài cơ thể: 85 ± 22 phút (45-130 phút), cặp động mạch chủ: 62 ± 15 phút (34-89 phút). Sau mổ: NYHA II (10.3%), không có NYHA III hay IV. Siêu âm tim: 34.5% hở van hai lá vừa – nặng. 3.4% hở van ba lá mức độ vừa, không có hở nặng. 1 trường hợp còn hở hai lá nhiều sau mổ (3.4%) và cần phải can thiệp phẫu thuật lại. 2 trường hợp phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn sau mổ (6.9%). Không có bệnh nhân nào tử vong hay có biến chứng nặng khác. Kết luận: Phẫu thuật sửa toàn bộ thông sàn nhĩ thất bán phần ở người lớn tại Bệnh viện Bạch Mai được thực hiện an toàn, có kết quả sớm và tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật tương đương với các tác giả khác.


Thông sàn nhĩ thất bán phần (partial antrivencular septal defect – pAVSD) bao gồm thông liên nhĩ lỗ tiên phát, không có thông liên thất, hai bộ máy van nhĩ thất riêng biệt, thường có thêm khe lá trước van hai lá dẫn đến hở van từ nhẹ đến nặng vừa1. Bệnh cần được phát hiện và xử trí sớm ở trẻ nhỏ. Dẫu vậy, vẫn còn một số trường hợp bệnh nhân được phát hiện ở tuổi trưởng thành do triệu chứng lâm sàng nhẹ, ý thức khám chữa bệnh của người dân hoặc hệ thống y tế cơ sở chưa tốt. Các bệnh nhân này thường đến
khi đã xuất hiện các biến chứng của bệnh như suy tim, rối loạn nhịp tim, nhất là tăng áp lực động mạch phổi. Vì vậy việc điều trị ở bệnh nhân người lớn trở nên khó khăn hơn, hiệu quả đạt được sau phẫu thuật cũng hạn chế hơn. Tại Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả của phẫu thuật sửa toàn bộ thông sàn nhĩ thất bán phần ở người lớn.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm phẫu thuật sửa toàn bộ thông sàn nhĩ thất bán phần ở người lớn tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018 – 2021

Thông sàn nhĩ thất bán phần, phẫu thuật sửa toàn bộ
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Hiếu và cộng sự. Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa: Khuyến cáo 2010 của hội tim mạch học Việt Nam về xử trí bệnh tim bẩm sinh ở người lớn. Nhà xuất bản Y Học. 2010;103-139.
2. Phạm Nguyễn Vinh. Bệnh van tim. Nhà xuất bản Y học; 2012.
3. Đào Quang Vinh. Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần: Luận án tiến sỹ y học; 2010.
4. Mavroudis C., Backer C.L. Atrioventricular Canal Defects: Pediatric Cardiac Surgery 4th edition. 2013;342-360.
5. Bergin M.L., Warnes C.A., Tamil J. et al. Partial atrioventricular canal defect: Long-term
follow-up after initial repair in patients > 40 years old. JACC. 1995;25(5): 1189-94
6. Thông tim chẩn đoán: Phác đồ điều trị 2018 – Bệnh viện Tim mạch An Giang. 2018;110-115.
7. Lê Quang Thứu. Kết quả sớm phẫu thuật thông sàn nhĩ thất bán phần: Tạp chí y dược học – Trường đại học y dược Huế. 2014;19(4): 31.

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ ĐIỀU TRỊ THÔNG SÀN NHĨ THẤT BÁN PHẦN Ở NGƯỜI LỚN

Leave a Comment