Kết quả sống thêm 10 năm ở bệnh nhân ung thư vú dưới 35 tuổi tại Bệnh viện K
Kết quả sống thêm 10 năm ở bệnh nhân ung thư vú dưới 35 tuổi tại Bệnh viện K
Phùng Thị Huyền, Nguyễn Thị Huyền
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tuổi trẻ là một yếu tố tiên lượng độc lập trong ung thư vú. Đây là nghiên cứu hồi cứu có theo dõi dọc trên 92 bệnh nhân nữ dưới 35 tuổi được chẩn đoán là ung thư vú được điều trị triệt căn tại bệnh viện K từ 01/2008 đến 08/2011. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ tại thời điểm 5 năm, 7 năm và 10 năm lần lượt là 79,5%, 66,2% và 64,6%. Trong nghiên cứu có 34 bệnh nhân tái phát, chiếm 37,0%. Tỉ lệ sống thêm không sự kiện tại thời điểm 5 năm, 7 năm và 10 năm là 66,0%, 63,7% và 60,5%. Giai đoạn và tình trạng di căn hạch liên quan có ý nghĩa thống kê với sống thêm toàn bộ (overall survival – OS) và sống thêm không sự kiện (event free survival – EFS). Không có sự khác biệt tỉ lệ OS và EFS 10 năm theo tình trạng thụ thể nội tiết. Như vậy, ung thư vú ở phụ nữ trẻ có tiên lượng không thuận lợi về EFS và OS.
Theo GLOBOCAN 2020, ung thư vú là bệnh ung thư chiếm tỉ lệ cao nhất về cả tỉ lệ mới mắc và tử vong ở phụ nữ trên toàn thế giới.1 Ung thư vú ít gặp ở người trẻ tuổi, chỉ khoảng 7% xảy ra dưới tuổi 40 và 2,7% dưới tuổi 35 nhưng vẫn là ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ dưới 40 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do ung thư ở phụ nữ trẻ.2 Tuổi mắc bệnh trung bình ở các nước phát triển khoảng 60 tuổi, tuy nhiên ở Việt Nam thường trẻ hơn, tuổi trung bình trong các nhiên cứu khoảng 48 – 50 tuổi.3Tuổi trẻ là một yếu tố tiên lượng độc lập trong ung thư vú. Tỉ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư vú được chẩn đoán trước 40 tuổi là 84% so với 90% ở nhóm được chẩn đoán sau 40 tuổi.2 Một số nghiên cứu cho thấy ung thư vú ở phụ nữ trẻ tuổi có xu hướng tiến triển nhanh và kém đáp ứng với điều trị hơn ở nhóm phụ nữ lớn tuổi và đã mãn kinh.4 Việc đánh giá chi tiết các yếu tố tiên lượng có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phác đồ điều trị.Thực tiễn lâm sàng tại bệnh viện K cho thấy hầu hết bệnh nhân ung thư vú trẻ tuổi đều được điều trị tích cực bằng nhiều phương pháp phối hợp bao gồm phẫu thuật, hóa chất, tia xạ, nội tiết, điều trị đích, tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh nhân tái phát sau điều trị. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: Đánh giá kết quả sống thêm toàn bộ (overall survival – OS) và sống thêm không sự kiện (event free survival – EFS) 10 năm ở bệnh nhân ung thư vú nữ dưới 35 tuổi sau điều trị triệt căn và một số yếu tố liên quan
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư vú, trẻ tuổi, sống thêm toàn bộ, sống thêm không sự kiện
Tài liệu tham khảo
1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3):209-249. doi: 10.3322/caac.21660.
2. Gabriel CA, Domchek SM. Breast cancer in young women. Breast Cancer Res. 2010;12(5):212. doi: 10.1186/bcr2647.
3. Nguyễn Bá Đức, Bùi Diệu, Trần Văn Thuấn. Tình hình mắc ung thư tại Việt Nam năm 2010 qua số liệu của 6 vùng ghi nhận giai đoạn 2004-2008. Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2010;1:73-80.
4. Ahn SH, Son BH, Kim SW, et al. Poor outcome of hormone receptor-positive breast cancer at very young age is due to tamoxifen resistance: nationwide survival data in Korea-a report from the Korean Breast Cancer Society. J Clin Oncol. 2007;25(17):2360-2368. doi: 10.12 00/JCO.2006.10.3754.
5. Shannon C, Smith IE. Breast cancer in adolescents and young women. Eur J Cancer. 2003;39(18):2632-2642. doi: 10.1016/s0959-8 049(03)00669-5.
6. Tạ Văn Tờ, Lê Phong Thu. Nhận xét một số đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch Carcinom tuyến vú < 35 tuổi tại Bệnh viện K. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2009;13(6):718-723.
7. Nguyễn Thế Thu. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị bệnh ung thư vú ở phụ nữ dưới 40 tuổi tại Bệnh viện K. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện. Trường Đại học Y Hà Nội; 2008.
8. Tạ Văn Tờ. Nghiên cứu hình thái học, hoá mô miễn dịch và giá trị tiên lượng của chúng trong ung thư biểu mô tuyến vú. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2004.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com