KẾT QUẢ SỬ DỤNG ỐNG NỐI CÓ VAN TẠO HÌNH ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI TRÊN BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
KẾT QUẢ SỬ DỤNG ỐNG NỐI CÓ VAN TẠO HÌNH ĐƯỜNG RA THẤT PHẢI TRÊN BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Trần Quang Vịnh1, Đoàn Quốc Hưng2, Nguyễn Lý Thịnh Trường1
1 Trung tâm Tim mạch trẻ em-Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục đích: Báo cáo kết quả sớm sau phẫu thuật (PT) sử dụng ống nối có van tạo hình đường ra thất phải trên bệnh nhân tim bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020. Phương pháp: Năm 2020, đã có 1200 ca PT tim mở được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong đó có 70 bệnh nhân (5,8%) tim bẩm sinh được sử dụng ống nối có van tạo hình đường ra thất phải. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, mô tả kết quả sớm sau PT sử dụng ống nối có van trên nhóm bệnh nhân này. Kết quả: Có 44 nam (62,9%) và 26 nữ (37,1%). Trong đó PT sửa toàn bộ thân chung động mạch (15,7%), PT sửa teo và hẹp ĐMP (60%), PT Ross (5,7%), PT thay van phổi sau PT sửa toàn bộ trước đó (18,6%). Ống nối được sử dụng là Contegra (91,4%), Hancock (5,7%), Homograft ĐMP (2,9%) với kích thước trung bình 16 (9 – 25) mm.Tại thời điểm PT, tuổi trung bình là 24,4 ± 33,7 [1 – 171] tháng và cân nặng trung bình là 9,2 ± 6,4 [2,6 – 41,0] kg. Thời gian chạy máy và thời gian cặp chủ trung bình lần lượt là 155 ± 51[72–381] phút và 81 ± 47 [21-209] phút.Tửvong có 5 BN (7,1%): 4 BN tử vong trong thời gian nằm viện, 1 BN tử vong sau khi ra viện 1 tháng do viêm phổi. Các BN còn lại đều được theo dõi tối thiểu 3 tháng sau mổ. Kết quả siêu âm sau mổ thấy tỉ lệ hở phổi trung bình nhẹ (15,7%), không hở hoặc hở rất nhẹ (84,3%). Chênh áp trung bình qua ống nối 10 ± 8 [1-35]mmHg. Kết luận: Sử dụng ống nối có van tạo hình đường ra thất phải trên các bệnh nhân tim bẩm sinh phức tạp tại Bệnh viện Nhi Trung Ương là khả thi. Việc theo dõi lâu dài là hoàn toàn cần thiết.
Tạo hình phần nối thất phải và động mạch phổi làkĩ năng quan trọng của bất cứ phẫu thuật viên tim bẩm sinh nào. Tiêu chuẩn vàng trong phẫu thuật ống nối thất phải –động mạch phổi là sử dụng ống nối có van tự thân được bảo quản trong huyết tương (cryopreserved homograft)[1]. Tuy nhiên, ở trẻ em, kích thước cơ thể nhỏ thường không phù hợp với những ống nối homograft kích thước lớn nên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng homograft. Trong khi đó việc sử dụng ống nối nhân tạo như Contegra (từ tĩnh mạch cảnh trong bò) hay Hancock (từ màng tim lợn) có kích thước linh hoạt (12 –22mm) đã giúp cho các phẫu thuật có chỉ định tạo hình phần nối thất phải –động mạch phổi ở trẻ nhỏlà khả thi[2], [3], [4].Trong năm 2020, tại Bệnh viện Nhi Trung Ương đã có 1200 ca PT tim mở được tiến hành trong đó có 70 bệnh nhân (chiếm 5,8%) được sử dụng ống nối có van tạo hình đường ra thất phải. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, mô tả kết quả sớm sau PT sử dụng ống nối có van trên nhóm bệnh nhân này.II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu.Nghiên cứu bao gồm 70 bệnh nhân (44 nam, 26 nữ) được phẫu thuật tạo hình đường ra thất phải bằng ống nối có van tại Trung tâm Tim mạch Trẻem –Bệnh viện Nhi Trung ương trong năm 2020. 2.2 Phương pháp nghiên cứu.Đây là một nghiên cứu hồi cứu, cắt ngang, mô tảloạt bệnh với cách lấy mẫu thuận lợi. Các biến liên tục được biểu thịbởi giá trịtrung bình, độlệch chuẩn, giá trịtối đa, tối thiểu. Các biến rời rạc, biến phân loại được biểu thịbởi các giá trịphần trăm. Tửvong sớm sau mổđược định nghĩa là tửvong trong vòng 30 ngày sau mổhoặc trước thời điểm bệnh nhân ra viện sau phẫu thuật sửa toàn bộ. Đánh giá kết quảsau mổdựa vào tỉlệsống sau mổsửa toàn bộ, kết quảsiêu âmtại thời điểm khám lại gần nhất.Sốliệu được thu thập và xửlý theo phần mềm SPSS 20.0. Nghiên cứu được thông qua hội đồng đạo đức của Viện Nghiên cứu Sức khoẻTrẻem, Bệnh viện Nhi Trung ương; bốmẹ, người giám hộbệnh nhân được thông tin và đồng ý thamgia nghiên cứu.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com