Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020

Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020

Luận án tiến sĩ y học Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020.Y học hiện đại chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng và các bằng chứng cận lâm sàng. Trong chẩn đoán cận lâm sàng thì chẩn đoán dựa trên hình ảnh thu được từ các thiết bị, máy chẩn đoán hình ảnh ngày càng chiếm một vai trò quan trọng, nhất là ngày nay với sự trợ giúp của các thiết bị, máy y tế hiện đại, công nghệ cao có các phần mềm tin học hỗ trợ giúp cho hình ảnh rõ nét và chính xác hơn (1).
Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (Picture Archiving and Communication System – PACS) được định nghĩa là “một hệ thống thông tin điện tử dùng để thu thập, lưu trữ, truyền tải, và hiển thị các hình ảnh y tế” (2). Sử dụng hệ thống PACS tại các cơ sở KCB có nhiều lợi ích ở các mức độ khác nhau. Ở cấp độ quản lý, hệ thống này giúp trực tiếp cho việc giảm chi phí, loại bỏ các chi phí in phim (3). Hệ thống này giúp nâng cao năng suất quản lý và chẩn đoán hình ảnh do mọi công việc được thực hiện kỹ thuật số và nhanh chóng (4). Ngoài ra hệ thống này cũng sẽ giúp cho việc đọc và chẩn đoán hình ảnh trở nên chính xác hơn (5). Hệ thống PACS hiện đang được áp dụng phổ biến tại các hệ thống bệnh viện trên thế giới. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống PACS, hệ thống thông tin quản lý bệnh viện (Hospital Information System – HIS) đã và đang tạo thành một tổ hợp hoàn hảo đáp ứng tốt nhu cầu công tác chuyên môn cũng như việc quản lý công tác khám chữa bệnh (6).


Tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y tế trong những năm gần đây đã có nhiều chính sách và chiến lược để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động khám chữa bệnh như Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (7) hay Quyết định số 5316/QĐ-BYT về việc phê duyệt chương trình Chuyển đổi số Y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (8). Việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện các tuyến của Việt Nam cũng nằm trong cải cách về nâng cao chất lượng bệnh viện. Bên cạnh các Quyết định, Chiến lược chỉ đạo điều hành là hướng dẫn triển khai thực hiện cụ thể, và định hướng lồng ghép để2 có được sự đầu tư về tài chính và kỹ thuật. Bộ Y tế có Văn bản số 4394/BYTCNTT ngày 24/6/2015 Hướng dẫn khung kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động y tế từ xa thuộc phạm vi Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013- 2020 (9). Có thể thấy, xu hướng chuyển đổi số là một trong những xu hướng hàng đầu hiện nay, được Nhà nước và các đơn vị y tế quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh chất lượng chăm sóc người bệnh và tự chủ về tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Các bệnh viện tuyến Trung ương hiện cũng đang xây dựng các đề án ứng dụng hệ thống lưu trữ, truyền tải và hiển thị hình ảnh y tế, đặc biệt là trong tương lai nhằm triển khai hệ thống này để hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh cho các bệnh viện vệ tinh, và hướng tới phát triển nền y tế số. Trong đó, việc triển khai hệ thống PACS được xem như là một trong những biện pháp cấp thiết nhằm ứng dụng chuyển đổi số trong y tế, phù hợp với yêu cầu, hướng dẫn của các văn bản pháp quy từ cấp Chính phủ tới cấp Bộ (8, 10).
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt, chuyên ngành Ngoại khoa, là tuyến cao nhất của cả nước. Theo báo cáo tổng kết năm 2022,
Bệnh viện đã khám bệnh cho 385.398 lượt, chụp 568.418 lượt X-quang, 679.080 lượt cắt lớp vi tính, 160.213 lượt siêu âm, 56.984 lượt chụp cộng hưởng từ; Bệnh viện cũng tiếp nhận khám và điều trị các ca bệnh khó, phức tạp về các bệnh ngoại khoa do các cơ sở y tế chuyển đến. Năm 2019, Bệnh viện đã đưa Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (hệ thống PACS) kèm theo hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh RIS vào vận hành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và một số bệnh viện địa phương. Nghiên cứu “Kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2018 – 2020” được tiến hành nhằm mô tả và phân tích kết quả ứng dụng hệ thống này trong hoạt động chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nâng cao ứng dụng của hệ thống PACS trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng như đưa ra các bài học kinh nghiệm cho hệ thống y tế Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong Y tế.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng quản lý và sử dụng hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2018.
2. Phân tích kết quả ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2020
3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc ứng dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………………………………i
LỜI CẢM ƠN ……………………………………………………………………………………………..ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………………………………iii
MỤC LỤC………………………………………………………………………………………………….iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ………………………………………………………………………….ix
DANH MỤC HÌNH VẼ ………………………………………………………………………………xi
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………….. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………………… 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………….. 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản ……………………………………………………………………. 4
1.1.1. Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System – HIS) ……….. 4
1.1.2. Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System –
RIS) ………………………………………………………………………………………………….. 5
1.1.3. Y học từ xa (Tele-Medicine)………………………………………………………………. 7
1.1.4. Tổng quan về hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS)………………… 9
1.1.5. Lợi ích của hệ thống PACS………………………………………………………………. 15
1.2. Thực trạng ứng dụng hệ thống PACS tại các bệnh viện ……………………….. 19
1.2.1. Tác động của hệ thống PACS đến hoạt động lâm sàng và thực hành chẩn
đoán hình ảnh …………………………………………………………………………………………….. 19
1.2.2. Các yếu tố tác động đến triển khai thành công hệ thống PACS tại bệnh viện
………………………………………………………………………………………………… 22
1.2.3. Một số nghiên cứu về việc ứng dụng hệ thống PACS tại Việt Nam……….. 29
1.3. Một số mô hình đánh giá hiệu quả triển khai hệ thống thông tin……………. 30
1.3.1. Mô hình lý thuyết hợp nhất về sự chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT)……………………………….. 32
1.3.2. Mô hình lý thuyết về Chấp nhận công nghệ (TAM)…………………………….. 35
1.3.3. Mô hình nghiên cứu của Delon và Mclean …………………………………………. 37v
1.3.4. Lựa chọn mô hình đánh giá triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức …………………………………………………………………………………………….. 42
1.4. Giới thiệu về hệ thống Y học từ xa tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức…….. 45
1.5. Khung logic……………………………………………………………………………………. 48
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………… 52
2.1. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………. 52
2.1.1. Số liệu thứ cấp………………………………………………………………………………… 52
2.1.2. Đối với cấu phần định lượng…………………………………………………………….. 52
2.1.3. Đối với cấu phần định tính……………………………………………………………….. 53
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:…………………………………………………….. 53
2.2.1. Thời gian ……………………………………………………………………………………….. 53
2.2.2. Địa điểm ………………………………………………………………………………………… 55
2.3. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………. 55
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………. 55
2.4.1. Đối với cấu phần định lượng…………………………………………………………….. 55
2.4.2. Đối với cấu phần định tính……………………………………………………………….. 56
2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu……………………………………………. 56
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………………… 56
2.5.2. Quy trình thu thập số liệu nghiên cứu ………………………………………………… 57
2.6. Các biến số nghiên cứu ……………………………………………………………………. 58
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………….. 59
2.7.1. Đối với cấu phần định lượng…………………………………………………………….. 59
2.7.2. Đối với cấu phần định tính……………………………………………………………….. 60
2.8. Sai số và khống chế sai số………………………………………………………………… 60
2.9. Đạo đức của nghiên cứu…………………………………………………………………… 61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………. 62
3.1. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA tại bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức trước khi triển khai hệ thống PACS ……………………………………………………….. 62
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu…………………………………………. 62vi
3.1.2. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA…………………………………… 64
3.1.3. Mức độ hài lòng khi sử dụng hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA
hiện tại của đối tượng………………………………………………………………………………….. 72
3.2. Kết quả triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức…….. 75
3.2.1. Kết quả triển khai lắp đặt hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
………………………………………………………………………………………………… 75
3.2.2. Kết quả hoạt động đào tạo nhân lực, kết nối với các bệnh viện tuyến cơ sở ..
………………………………………………………………………………………………… 77
3.2.3. Các quy trình được ban hành liên quan tới hệ thống PACS tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức ……………………………………………………………………………………… 78
3.2.4. Thay đổi trước và sau khi triển khai hệ thống PACS……………………………. 81
3.2.5. Sự hài lòng và cảm nhận của đối tượng nghiên cứu sau khi sử dụng hệ
thống PACS tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ……………………………………………….. 87
3.3. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức …………………………………………………………………………………………….. 95
3.3.1. Về khía cạnh cung cấp dịch vụ………………………………………………………….. 95
3.3.2. Về nhân lực ……………………………………………………………………………………. 97
3.3.3. Trang thiết bị hạ tầng và hệ thống thông tin y tế………………………………….. 99
3.3.4. Về tài chính ………………………………………………………………………………….. 101
3.3.5. Về lãnh đạo và quản trị ………………………………………………………………….. 104
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN………………………………………………………………………… 106
4.1. Thực trạng hệ thống quản lý chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán và điều trị
tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trước khi triển khai hệ thống PACS…………….. 106
4.2. Một số kết quả ứng dụng hệ thống PACS trong chẩn đoán và điều trị tại
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức…………………………………………………………………….. 108
4.2.1. Nâng cao hiệu quả công việc hàng ngày của nhân viên y tế………………… 109
4.2.2. Hỗ trợ việc ra quyết định lâm sàng của các bác sĩ ……………………………… 110
4.2.3. Cải thiện thực hành giao tiếp giữa các nhân viên y tế…………………………. 110
4.2.4. Cải thiện về thời gian báo cáo của kỹ thuật viên CĐHA …………………….. 111vii
4.2.5. Cải thiện về việc sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA ………………………… 113
4.2.6. Cải thiện thời gian quay vòng (turnaround time – TAT) …………………….. 114
4.2.7. Cải thiện hiệu suất công việc của KTV CĐHA …………………………………. 115
4.2.8. Nhận thức của nhân viên y tế về hệ thống PACS trong công việc ……….. 117
4.3. Một số thuận lợi và khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện
Hữu nghị Việt Đức ……………………………………………………………………………………. 121
4.3.1. Thuận lợi ……………………………………………………………………………………… 121
4.3.2. Khó khăn ……………………………………………………………………………………… 124
4.4. Hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………………. 127
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 130
5.1. Thực trạng sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA tại Bệnh viện Hữu nghị Việt
Đức trước khi triển khai hệ thống PACS ……………………………………………………… 130
5.2. Kết quả triển khai hệ thống PACS trong hoạt động chẩn đoán hình ảnh phục
vụ cho điều trị và chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức……….. 131
5.3. Một số thuận lợi, khó khăn khi triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu
nghị Việt Đức …………………………………………………………………………………………… 132
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………………….. 135
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………………….. 149
Phụ lục 1: Bảng biến số trong nghiên cứu…………………………………………………….. 149
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện trước khi triển khai sử
dụng hệ thống PACS …………………………………………………………………………………. 156
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện sau khi triển khai sử dụng
hệ thống PACS …………………………………………………………………………………………. 162
Phụ lục 4: Phiếu khảo sát ý kiến dành cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh trước
khi triển khai sử dụng hệ thống PACS…………………………………………………………. 175
Phụ lục 5: Phiếu khảo sát ý kiến dành cho kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh sau khi
triển khai sử dụng hệ thống PACS ………………………………………………………………. 181viii
Phụ lục 6: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về việc triển khai hệ thống PACS tại bệnh
viện (trước khi triển khai hệ thống PACS)……………………………………………………. 195
Phụ lục 7: Hướng dẫn phỏng vấn sâu về việc triển khai hệ thống PACS tại bệnh
viện (sau khi triển khai hệ thống PACS)………………………………………………………. 197ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các cấu phần trong mô hình lý thuyết của Delone và Mclean……………………….41
Bảng 1.2. Các chỉ số đánh giá triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
……………………………………………………………………………………………………………………………45
Bảng 1.3. Khung logic thể hiện các yếu tố trong dự án……………………………………………….48
Bảng 2.1. Bảng phân bố số lượng mẫu nghiên cứu …………………………………………………….56
Bảng 3.1. Thông tin các đối tượng tham gia nghiên cứu triển khai hệ thống PACS………..63
Bảng 3.2. Tần suất sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA trong công việc……………………….64
Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là bác sĩ…..65
Bảng 3.4. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là bác sĩ (tiếp
theo) …………………………………………………………………………………………………………………….66
Bảng 3.5. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật
viên trước khi triển khai hệ thống PACS…………………………………………………………………..68
Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật
viên (tiếp theo)………………………………………………………………………………………………………69
Bảng 3.7. Đặc điểm việc quản lý và giám sát sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA theo đánh
giá của đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………..70
Bảng 3.8. Mức độ hài lòng khi sử dụng hệ thống quản lý phim chụp/báo cáo CĐHA tại BV
Hữu nghị Việt Đức ………………………………………………………………………………………………..72
Bảng 3.9. Thống kê số lượng phim chụp/báo cáo CĐHA được sử dụng giai đoạn 2018 – 10
tháng đầu năm 2021……………………………………………………………………………………………….81
Bảng 3.10. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng bác sĩ điều
trị trước và sau khi triển khai hệ thống PACS……………………………………………………………83
Bảng 3.11. Đặc điểm trao đổi sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng bác
sĩ trước và sau khi triển khai hệ thống PACS…………………………………………………………….84
Bảng 3.12. Đặc điểm sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA của nhóm đối tượng là kỹ thuật
viên trước và sau khi triển khai hệ thống PACS…………………………………………………………85
Bảng 3.13. Đặc điểm việc quản lý và giám sát sử dụng phim chụp/báo cáo CĐHA khi triển
khai hệ thống PACS……………………………………………………………………………………………….86
Bảng 3.14. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với hệ thống PACS sau triển khai……..87
Bảng 3.15. Cảm nhận của đối tượng nghiên cứu về các khía cạnh của hệ thống PACS sau
khi triển khai …………………………………………………………………………………………………………91x
Bảng 3.16. So sánh hệ thống PACS với hệ thống cũ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong
các khía cạnh liên quan tới kỹ thuật viên…………………………………………………………………..93
Bảng 3.17. So sánh hệ thống PACS với hệ thống cũ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong
các khía cạnh chung……………………………………………………………………………………………….94
Bảng 3.18. Một số chi phí triển khai hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức .103xi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc Hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) phổ biến ………………………….5
Hình 1.2: Sơ đồ Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS)………………………………………6
Hình 1.3. Mô tả hệ thống PACS trong mối liên hệ với hệ thống y tế từ xa…………………….11
Hình1.4. Cấu trúc hệ thống PACS……………………………………………………………………………13
Hình 1.5. Minh họa quy trình và lưu phim thủ công …………………………………………………..16
Hình 1.6. Minh họa quy trình hệ thống PACS và lưu phim số hóa……………………………….16
Hình 1.7: Minh họa về sự đồng nhất dữ liệu giữa hệ thống PACS và HIS …………………….18
Hình 1.8: Mô hình lý thuyết UTAUT……………………………………………………………………….34
Hình 1.9. Mô hình lý thuyết về Chấp nhận công nghệ (TAM)……………………………………..36
Hình 1.10: Mô hình của Delone và Mclean……………………………………………………………….40
Hình 1.11. Mô hình đánh giá thành công của hệ thống PACS theo G. Pare …………………..44
Hình 2.1. Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu……………………………………………………………54
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình hoạt động hệ thống PACS tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức …78
Hình 3.2. Quy trình hoàn tất ảnh chụp từ hệ thống PACS …………………………………………..79
Hình 3.3. Số lượt chụp X-quang và số lượt khám bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
giai đoạn 2018 – 2021 …………………………………………………………………………………………….82
Hình 3.4. Số lượt chụp CT và số lượt khám bệnh tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giai
đoạn 2018 – 2021…………………………………………………………………………………………………..82
Hình 3.5. Mức độ hài lòng của đối tượng nghiên cứu với hệ thống phim chụp/báo cáo
CĐHA trước và sau khi triển khai hệ thống PACS …………………………………………………….9

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment