Kết quả và kinh nghiệm bước đầu của hai năm tiến hành công trình phòng chống ung thư gan

Kết quả và kinh nghiệm bước đầu của hai năm tiến hành công trình phòng chống ung thư gan

Tên bài báo:Kết quả và kinh nghiệm bước đầu của hai năm tiến hành công trình “phòng chống ung thư gan nguyên phát” 1991-1992

Tác giả:Hà Văn Mạo, Hà Văn Ngạc, Phan Thị Phi Phi, Phạm Thụy Liên

Tên tạp chí:Y học Việt Nam

Năm xuất bản:1993Số:5Tập:171Trang:4-10

Tóm tắt:

Mục tiêu: phát hiện trong cán bộ và nhân dân những người có các yếu tố nguy cơ vừa và cao đối với bệnh ung thư gan nguyên phát (UTGNP). Quản lý theo dõi số nguy cơ này và áp dụng các biện pháp dự phòng. Áp dụng những biện pháp chẩn đoán có giá trị. Áp dụng các biện pháp điều trị tốt nhất cho các trường hợp phát hiện sớm. Đối với trường hợp quá muộn, nghiên cứu góp phần điều trị. Đối tượng: cán bộ, nhân viên nhà nước thuộc các cơ quan Trung ương và Hà Nội. Sau khi sàng lọc, đối tượng là những người có nguy cơ cao. Phương pháp: phát hiện bệnh, điều trị bệnh. Kết quả: chương trình phát hiện ung thư gan nguyên phát (UTGNP) tại 6 bệnh viện Hà Nội từ 1991-1992 cho thấy: trong số 1251 bệnh nhân có 193 trường hợp UTGNP. 4677 bệnh nhân được khám lâm sàng, xét nghiệm HBsAg, siêu âm bụng phát hiện 746 trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh gan mạn tính hoặc HBsAg+. 30 bệnh nhân có hàm lượng AFP >60 ng/ml. Thử phòng ngừa với Gacavit liều cao trên 15 bệnh nhân, 15 bệnh nhân khác nhóm chứng thấy: các bệnh nhân đã hạ AFP xuống bình thường và còn sống trong khi nhóm chứng có 2 bệnh nhân đã tăng hàm lượng >500ng/ml và tử vong. Chương trình khám sàng lọc có hiệu quả trong việc phát hiện những nguy cơ cao gây UTGNP. Gacavit tỏ ra có hiệu lực trong phòng bệnh, làm giảm nguy cơ, hạ thấp hàm lượng AFP quá cao ở bn xơ gan.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment