KẾT QUẢ XA PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
KẾT QUẢ XA PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HOÁ KHỚP HÁNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Dương Đình Toàn1,2, Võ Quốc Hưng 2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện HN Việt Đức
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Thoá hoá khớp háng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, là nguyên nhân chính làm giảm chức năng khớp háng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả xa phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng điều trị thoái hoá khớp háng. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang 150 bệnh nhân với 175 khớp háng thoái hoá tiên phát, được thay khớp háng toàn phần không xi măng, thời gian từ tháng 5/2011-3/2021 tại viện Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Việt Đức. Tỷ lệ nam/nữ là 3,5. Tuổi trung bình lúc phẫu thuật 68,2 (từ 65 tuổi đến 78 tuổi). Thời gian theo dõi lâu nhất 10 năm, ngắn nhất 5 năm, trung bình là 7 năm 3 tháng. Kết quả: Đánh giá theo thang điểm của Harris, kết quả rất tốt chiếm 47,5%, tốt chiếm 42%, khá chiếm 8,0% và trung bình chiếm 2%. 01 trường hợp kết quả xấu chiếm 0,5%. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng mang lại kết quả tốt, tuy nhiên cần tiếp tục theo dõi và đánh giá trong thời gian dài hơn.
Hiện nay, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là giải pháp cuối cùng để điều trị một số bệnh lý khớp háng sau giai đoạn điều trị nội khoa, trong đó phổ biến nhất là thoái hoá khớp háng. Tại Việt Nam, hàng năm có hàng ngàn bệnh nhân được thay khớp háng, theo nhiều nghiên cứu trong nước, kết quả điều trị phẫu thuật thay khớp háng rất khả quan trong giai đoạn đầu dưới 5 năm. Tại Bệnh viện Việt Đức, phẫu thuật thay khớp háng được bắt đầu vào năm 1990. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng chỉ bắt đầu được thực hiện từ đầu những năm 2000, cho đến nay, sau 20 năm, đủ thời gian theo dõi dài, chúng tôi thấy rằng cần thiết phải tổng kết, đánh giá kết quả xa của kỹ thuật trên, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm về chỉ định, kỹ thuật, cách xử lý những tai biến, biến chứng…. Với mục đích như vậy
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kết quả xa, thay khớp háng toàn phần không xi măng
Tài liệu tham khảo
1. Chunlin Zhan et al., “Incidence and short-term outcomes of the primary and revision hip replacement in the United States”, J Bone Joint Surg Am. 2007; 89: 526-533.
2. Darin Davidson et al., “Intraoperative periposthetic fractures during total hip arthroplasty”, J Bone Joint Surg Am. 2008; 90: 2000-12.
3. Nguyễn Tiến Bình và cs., Nhận xét về sử dụng khớp háng không xi măng loại AML tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hội chấn thương chỉnh hình Thành
4. Đỗ Hữu Thắng và cs. (2004), Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần có xi măng khoa Chi dưới – Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, Hội chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập ngày 21/09/2007, chan thuong chinh hinh.com/chuyenkhoa/thaykhop/52441.aspx.
5. Maximllian Soong, “Dislocation after Total Hip Arthroplasty”, J Am Acad Orthop Surg 2004, 12: 314-320.
6. Lưu Hồng Hải và cs. (2006), “Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng từ 12/1991 đến 02/2006 tại Bệnh Viện TƯQĐ 108”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108 số đặc biệt Hội nghị thường niên Hội chấn thương Chỉnh hình Việt Nam lần thứ năm, tr. 98-102.
7. Ngô Bảo Khang (2000), “Thay khớp háng nhân tạo toàn phần và bán phần”, Chuyên đề chấn thương Chỉnh hình, Y học Việt Nam 10/2000, tr. 2-6.
8. Waloob Samranveldhya, “Indication and choice for cemented or cementless prosthesis”, Hội chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thường niên.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com