KHẢ NĂNG GẮNG SỨC CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CAN THIỆP
KHẢ NĂNG GẮNG SỨC CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CAN THIỆP
Bùi Quang Thắng1, Bùi Văn Nhơn1,2, Lâm Thị Trang1, Nguyễn Lân Hiếu1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá khả năng gắng sức của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy khả năng gắng sức của bệnh nhân sau can thiệp nhồi máu cơ tim cấp là khá tốt: HATT khi gắng sức tối đa trung bình 161,2 ± 20,3 (mmHg), HATTr khi gắng sức tối đa trung bình 94,0 ± 8,6 (mmHg), tần số tim tối đa gắng sức trung bình 149,04 ± 23,31 (ck/phút), PRP trung bình 23,696 ± 5274, HRR trung bình 14,38± 7,16, HRR ≥ 12 chiếm 73%, MET max trung bình 9,7 ± 2,9, thời gian gắng sức (phút) 12,21 ± 3,43. Nghiệm pháp gắng sức của người bệnh sau can thiệp nhồi máu cơ tim cấp là an toàn, không có biến cố nguy hiểm theo dõi trong và sau quá trình gắng sức tại thời điểm bệnh nhân tái khám 1 tháng.
Mô hình bệnh tật tại Việt Nam và trên thế giới trong những năm gần đây có sự chuyển dịch rõ rệt với sự ưu thế của nhóm bệnh lý chuyển hoá, đặc biệt là nhóm bệnh lý mạch vành. Số lượng bệnh nhân nhồi máu cơ tim được chẩn đoán và can thiệp tăng dần theo từng nămtrên thế giới. Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 32,4 triệu người nhồi máu cơ tim và đột quỵ [1].Ở ViệtNam, cùng với sự phát triển của nhiều đơn vị tim mạch can thiệp trên khắp các tỉnh thành và tiến bộ trong chẩn đoán xử trí nhồi máu cơ tim sớm, tổng số bệnh nhân được can thiệp động mạch vành cũng gia tăng nhanh chóng. Các phác đồ điều trị thuốc sau can thiệp cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng thường xuyên được cập nhật từ khuyến cáo ESC, AHA. Tuy nhiên, vấn đề hoạt động thể lực của người bệnh sau can thiệp ĐMV chưa được quan tâm đầy đủ.Thời gian cho một hoạt động là bao nhiêu, thời điểm nào sau khi xuất viện người bệnh bắt đầu tập luyện trở lại. Ngoài ra việc đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim ở những bệnh nhân còn tổn thương những nhánh động mạch vành khác, hiệu quả việc tối ưu điều trị nội khoa ở những bệnh nhân sau can thiệp nhồi máu cơ tim cấp rất ít khi sử dụng các trắc nghiệm gắng sức.Theo khuyến cáo AHAvà ESC trong theo dõi bệnh nhân sau can thiệp nhồi máu cơ tim cấp, nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ được thực hiện thường quy với mục đích chính đánh giá khả năng hoạt động thể lực của người bệnh tại thời điểm gắng sức, dựa vào kết quả thu được hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng phù hợp, đồng thời tư vấn cho người bệnh những hoạt động sinh hoạt hợp lý thườngngày[2],[3]. Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ được thực hiện bằng xe đạp kế hoặc thảm chạy, dùngđể đánh giá khả năng hoạt động thể lực, thông qua các chỉ số chính VO2 max và METs.Trên thế giới đã có nhiều trung tâm phục hồi chức năng tim mạch ra đời với mục đích đánh giá khả năng gắng sức của người bệnh, tư vấn và đề ra các bài tập hợp lý kết hợp với theo dõi điều chỉnh thuốc nội khoa giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi được khả năng gắng sức ở mức tối ưu nhất,người bệnh sớm trở lại sinh hoạt, lao động và làm việc hiệu quả nhất.Ở nước ta hiện nay, việc theo dõi bệnh nhân sau can thiệp nhồi máu cơ tim cấp dựa vào nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ còn rất ít được triển khai thực hiện, việc đánh giá và phục hồi chức năng tim mạch chưa được triển khai tại nhiều bệnh viện.Hiệnnay, tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu và các khuyến cáo cụ thểphục hồi chức năng tim mạchcho bệnhnhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp. Hoạt động thể lực mới dừng ở sự khuyến khích hoạt động thông qua các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe, chưa có các hướng dẫn cụ thể hoạt động thể lực với thời gian bao nhiêu? Tần suất như thế nào? Cường độ ra sao? Vấn đề an toànthủ thuật, vaitròcủa nghiệm pháp gắng sức sau can thiệp nhồi máu cơ timcấp, đồng thời xây dựng quy trình bài tập và theo dõi lâu dàicho người bệnh là rất cần thiết. Chínhvì vậy, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu:“Đánhgiá khả nănggắng sứccủa bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấpsau can thiệp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội”.
KHẢ NĂNG GẮNG SỨC CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CAN THIỆP