Khả năng huỷ tính độc nọc rắn qua đường tiêu hóa

Khả năng huỷ tính độc nọc rắn qua đường tiêu hóa

Tên bài báo:Khả năng huỷ tính độc nọc rắn qua đường tiêu hóa

Tác giả:Lê Khánh Trai
Tên tạp chí:Y học thực hành
Năm xuất bản:1992Số:5Trang:11-13
Tóm tắt:
Nước ta có khoảng 135 loài rắn trong đó có 34 loài rắn độc. Nghiên cứu này nhằm giải đáp câu hỏi liệu hút nọc rắn bằng miệng có nguy hiểm cho người hút không. Phương tiện nghiên cứu gồm 50 chuột nhắt, dung dịch nọc rắn hổ mang…. Chuột được nhỏ vào miệng với liều 20 giọt cho 20g chuột và được cho vào dạ dày 1ml/20g chuột các dung dịch có số LD tương ứng bằng bơm kim tiêm với kim trong đầu và được theo dõi trong 24 giờ. Với nồng độ thấp, nọc rắn không gây ảnh hưởng gì đáng kể; với nồng độ rất cao và thời gian kéo dài thì nọc rắn có thể gây độc. Dạ dày có khả năng hủy tính độc của nọc rắn rất cao, đường tiêu hóa có thể hủy được khoảng 10-15 LD 100 nọc rắn, do đó việc hút nọc tại vết rắn cắn và nhổ đi nhiều lần vẫn có thể an toàn cho người hút vì lượng nọc rắn của các loài rắn độc bơm vào vết cắn ít khi vượt quá 10 LD100 đối với người.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment